Cô gái Việt quyết bám trụ ở Nhật vì ước mơ xây nhà cho bố mẹ
17h, vừa đi làm về đến phòng trọ, Vi Thị Linh (quê Nghệ An) liền tranh thủ ngồi vào bàn để chụp ảnh sản phẩm, đăng bài bán hàng online.
Linh cho biết, đây chỉ là công việc cô làm thêm trong khoảng thời gian công ty ít việc, không tăng ca. Mặc dù mỗi ngày chỉ lẹt đẹt vài đơn gửi đi, song đó là động lực để cô gái bám trụ lại nơi xứ người.
Linh sinh ra trong gia đình khó khăn, ở vùng nông thôn nghèo, huyện Quỳ Châu, Nghệ An. Nhà có 3 chị em, bố mẹ cô phải lam lũ, kiếm sống bằng đủ thứ nghề, nuôi mấy chị em ăn học.
Linh hiện là thực tập sinh ngành đúc nhựa tại Nhật Bản (Ảnh: NVCC).
“Có những lúc bố mẹ phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để lo cho ba chị em ăn học. Hỏi vay nhiều người nhưng bị từ chối, họ sợ rằng gia đình tôi không đủ khả năng trả nợ”, Linh xúc động nhớ lại.
Ở tuổi 18, thay vì tiếp tục con đường đại học, Linh quyết định đi ra nước ngoài làm việc với hy vọng giúp bố mẹ trả hết khoản nợ đeo bám nhiều năm. Cô mong rằng, cuộc đời mình sẽ bước sang một trang mới, bớt nhọc nhằn hơn.
Chưa từng một lần rời xa quê nhà hay đặt chân lên thành phố, nhưng cô gái trẻ dũng cảm đã bước đến một vùng đất xa lạ, tìm kiếm cơ hội thay đổi cuộc sống.
“Biết chuyện, mẹ tôi khóc rất nhiều. Bà lo lắng cho con gái, một thân một mình ở nơi đất khách quê người. Dù vậy, tôi đã thuyết phục được bố mẹ. Gia đình không có điều kiện, nên phải vay ngân hàng, vay mượn khắp nơi mới đủ tiền cho tôi sang Nhật.
Ngày cầm hộ chiếu trên tay, tôi không biết chặng đường phía trước sẽ khó khăn, vất vả đến mức nào. Giây phút chia tay gia đình, tôi cố gắng kìm nén cảm xúc, không dám khóc, để bố mẹ bớt lo lắng hơn”, Linh chia sẻ.
Ở tuổi 18, cô gái quê Nghệ An với nhiều ước mơ và hoài bão đã một mình bước chân đến đất nước xa lạ, mang theo hai vali đồ đạc và khoản nợ 250 triệu đồng. Cô đến Nhật theo diện thực tập sinh ngành đúc nhựa vào cuối tháng 10/2023.
Tuy vất vả, cô gái quê Nghệ An vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được ở Nhật kiếm tiền (Ảnh: NVCC).
“Gần 1 năm sang Nhật, công ty tôi ít việc, gần như không có tăng ca. Nhật Bản, đất nước thường xuyên đối mặt với thiên tai, nơi mà mọi chi phí đều tăng, chỉ trừ lương, và đồng yên không ngừng mất giá. Nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được ở đây kiếm tiền”, Linh nói.
Hiện tại, sau khi trừ hết chi phí ăn uống, mua sắm, tiền bảo hiểm… Linh còn dư 19-20 triệu đồng mỗi tháng. Cô khoe, gần 1 năm sang Nhật đã trả được một nửa số tiền vay mượn lúc đi.
Dù thu nhập chưa được như mong muốn ban đầu, Linh vẫn cảm thấy vui vì nếu ở quê đi làm công nhân, cô chỉ có thu nhập 4-6 triệu đồng. Từ khi sang Nhật, cô ‘cày’ 1 giờ bằng công sức bố mẹ làm cả ngày ở nhà.
Ngoài bán hàng online, Linh đang nỗ lực học tiếng Nhật để giao tiếp thuận lợi, hi vọng có cơ hội gia tăng thu nhập.
“Sang Nhật tôi mới hiểu, đồng tiền mà bố mẹ kiếm ra được không dễ dàng. Ước mơ xây nhà cho bố mẹ vẫn dang dở, nợ cũng chưa trả xong nên dù mệt mỏi, chán nản, tôi không cho phép bản thân mình gục ngã.
Có thể với nhiều người, số tiền đó không nhiều, nhưng với tôi là mồ hôi, nước mắt mà tôi đã cố gắng đánh đổi từng ngày để có được.
Nhật Bản với tôi có vui, có buồn, có nụ cười và những giọt nước mắt. Song, tôi sẽ nỗ lực hết sức để đợi đến ngày được trở về với gia đình”, Linh tâm sự.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TChDCs
Linh cho biết, đây chỉ là công việc cô làm thêm trong khoảng thời gian công ty ít việc, không tăng ca. Mặc dù mỗi ngày chỉ lẹt đẹt vài đơn gửi đi, song đó là động lực để cô gái bám trụ lại nơi xứ người.
Linh sinh ra trong gia đình khó khăn, ở vùng nông thôn nghèo, huyện Quỳ Châu, Nghệ An. Nhà có 3 chị em, bố mẹ cô phải lam lũ, kiếm sống bằng đủ thứ nghề, nuôi mấy chị em ăn học.
Linh hiện là thực tập sinh ngành đúc nhựa tại Nhật Bản (Ảnh: NVCC).
“Có những lúc bố mẹ phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi để lo cho ba chị em ăn học. Hỏi vay nhiều người nhưng bị từ chối, họ sợ rằng gia đình tôi không đủ khả năng trả nợ”, Linh xúc động nhớ lại.
Ở tuổi 18, thay vì tiếp tục con đường đại học, Linh quyết định đi ra nước ngoài làm việc với hy vọng giúp bố mẹ trả hết khoản nợ đeo bám nhiều năm. Cô mong rằng, cuộc đời mình sẽ bước sang một trang mới, bớt nhọc nhằn hơn.
Chưa từng một lần rời xa quê nhà hay đặt chân lên thành phố, nhưng cô gái trẻ dũng cảm đã bước đến một vùng đất xa lạ, tìm kiếm cơ hội thay đổi cuộc sống.
“Biết chuyện, mẹ tôi khóc rất nhiều. Bà lo lắng cho con gái, một thân một mình ở nơi đất khách quê người. Dù vậy, tôi đã thuyết phục được bố mẹ. Gia đình không có điều kiện, nên phải vay ngân hàng, vay mượn khắp nơi mới đủ tiền cho tôi sang Nhật.
Ngày cầm hộ chiếu trên tay, tôi không biết chặng đường phía trước sẽ khó khăn, vất vả đến mức nào. Giây phút chia tay gia đình, tôi cố gắng kìm nén cảm xúc, không dám khóc, để bố mẹ bớt lo lắng hơn”, Linh chia sẻ.
Ở tuổi 18, cô gái quê Nghệ An với nhiều ước mơ và hoài bão đã một mình bước chân đến đất nước xa lạ, mang theo hai vali đồ đạc và khoản nợ 250 triệu đồng. Cô đến Nhật theo diện thực tập sinh ngành đúc nhựa vào cuối tháng 10/2023.
Tuy vất vả, cô gái quê Nghệ An vẫn cảm thấy hạnh phúc vì được ở Nhật kiếm tiền (Ảnh: NVCC).
“Gần 1 năm sang Nhật, công ty tôi ít việc, gần như không có tăng ca. Nhật Bản, đất nước thường xuyên đối mặt với thiên tai, nơi mà mọi chi phí đều tăng, chỉ trừ lương, và đồng yên không ngừng mất giá. Nhưng tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc khi được ở đây kiếm tiền”, Linh nói.
Hiện tại, sau khi trừ hết chi phí ăn uống, mua sắm, tiền bảo hiểm… Linh còn dư 19-20 triệu đồng mỗi tháng. Cô khoe, gần 1 năm sang Nhật đã trả được một nửa số tiền vay mượn lúc đi.
Dù thu nhập chưa được như mong muốn ban đầu, Linh vẫn cảm thấy vui vì nếu ở quê đi làm công nhân, cô chỉ có thu nhập 4-6 triệu đồng. Từ khi sang Nhật, cô ‘cày’ 1 giờ bằng công sức bố mẹ làm cả ngày ở nhà.
Ngoài bán hàng online, Linh đang nỗ lực học tiếng Nhật để giao tiếp thuận lợi, hi vọng có cơ hội gia tăng thu nhập.
“Sang Nhật tôi mới hiểu, đồng tiền mà bố mẹ kiếm ra được không dễ dàng. Ước mơ xây nhà cho bố mẹ vẫn dang dở, nợ cũng chưa trả xong nên dù mệt mỏi, chán nản, tôi không cho phép bản thân mình gục ngã.
Có thể với nhiều người, số tiền đó không nhiều, nhưng với tôi là mồ hôi, nước mắt mà tôi đã cố gắng đánh đổi từng ngày để có được.
Nhật Bản với tôi có vui, có buồn, có nụ cười và những giọt nước mắt. Song, tôi sẽ nỗ lực hết sức để đợi đến ngày được trở về với gia đình”, Linh tâm sự.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TChDCs
No comments: