Đi Nhật 6 năm về không có bằng cấp, cô gái Việt nhận cái kết đắng
6 năm trước, Trần Thị Thùy Linh (quê Nam Định) quyết định bỏ học đại học, sang Nhật Bản du học. Giống như nhiều du học sinh khác, ngay từ đầu, Linh xác định sang Nhật không phải để học mà là kiếm tiền.
“Chi phí sang Nhật ban đầu khoảng 280 triệu đồng. Số tiền đó là tiền mẹ tôi tích cóp khi lao động ở Đài Loan. Muốn đi Nhật để đổi đời, nhưng sau 6 năm, đời không những chẳng thay đổi, tôi còn phải học để thích nghi với cuộc sống ở nhà”, Linh nói.
Linh làm việc tại một cửa hàng tiện lợi khi sang Nhật Bản du học (Ảnh: NVCC).
Năm đầu tiên ở Nhật, Linh làm việc ở xưởng thực phẩm, thời gian rảnh cô đi bốc vác hàng tại cảng, làm nhiều việc để kiếm tiền. Sang năm thứ 2, cô đứng quầy bán hàng tại cửa hàng tiện lợi, từ 17h chiều đến 1h sáng hôm sau.
“Hôm nào tôi về đến nhà cũng khoảng 1h sáng. Tắm, giặt, ăn uống xong là 3h, ngủ được 3 tiếng rồi lại dậy chuẩn bị lên lớp”, Linh nói.
Làm quần quật cả tháng, chạy hết cửa hàng này đến cơ sở khác, Linh kiếm được 25 man/tháng (hơn 40 triệu đồng). Mỗi tháng, cô phải trả học phí hơn 10 triệu đồng, chi phí thuê nhà khoảng 5 triệu đồng, tiền ăn hết hơn 8 triệu…
Trung bình mỗi tháng, Linh tiết kiệm khoảng 15 triệu để gửi về cho gia đình. Nhìn vào con số này, không ai nghĩ, 6 năm đi Nhật về, cô gái quê Nam Định không có gì trong tay.
“Tôi sang Nhật được 2 năm thì dịch Covid-19 ập đến, phải nghỉ làm. Thất nghiệp, tôi mượn bạn bè, rồi chờ trợ cấp của Chính phủ Nhật để đi học. 6 năm đi Nhật về, nói không có gì trong tay, chẳng ai tin”, Linh chia sẻ.
Bỏ Nhật về Việt Nam, cô gái Việt chật vật thích nghi với cuộc sống hiện tại (Ảnh: NVCC).
Đầu năm nay, Linh quyết định về nước, vì cảm thấy sức khỏe suy giảm. Ngoài ra, cô cũng dự định học xong bên Nhật sẽ về làm việc ở quê cho gần nhà, song cô gái trẻ sốc vì thực tế phũ phàng.
Về Việt Nam, Linh không có nhiều vốn để khởi nghiệp như mọi người, chỉ có chút tiếng Nhật ít ỏi. Ngoài cái mác đi du học về, cô cũng không có năng khiếu gì khác và phải bắt đầu lại từ con số 0.
“Về nước, tôi có bằng N2 tiếng Nhật nhưng không có bằng cấp gì ở Việt Nam. Những kiến thức học được ở Nhật không thực hành được trong nước. Bởi hầu hết thời gian ở nước ngoài là ‘cày tiền’. Đi làm mệt, sáng lên lớp chỉ ngủ, không tiếp thu được kiến thức, gần như chỉ học cho biết.
Mới đầu, tôi nghĩ xin việc không khó. Nhưng thực tế, tôi không tìm được công việc vừa sử dụng tiếng Nhật và chuyên ngành mình học. Nhiều lúc áp lực vì thấy công nhân trong nước còn giỏi hơn mình, kỹ năng văn phòng, các thứ mình đều thiếu”, Linh nói.
Linh theo học chuyên ngành thiết kế tại một trường đại học ở Nhật (Ảnh: NVCC).
Bốn tháng về Việt Nam, vừa bất lực khi loay hoay mãi không biết xin việc ở đâu, cô gái quê Nam Định còn phải nghe không ít lời ra tiếng vào từ người thân, hàng xóm.
“Mọi người xì xào, bảo tôi về nhà mấy tháng không thấy đi làm, chắc đi Nhật để dành được nhiều tiền lắm”, Linh nói.
Để động viên đồng hương đang có ý định “bỏ” Nhật về Việt Nam, Linh chia sẻ câu chuyện của bản thân lên mạng xã hội. Cô gái kể về hành trình bắt đầu lại từ đầu, và nhắn nhủ mọi người đừng quá lo lắng, mọi chuyện rồi sẽ ổn.
“Về nước, mọi người có thể bị sốc, phải mất 1 thời gian mới thích nghi được. Tôi đang bắt đầu một hành trình mới, học ngoại ngữ, học thêm văn bằng đại học. Tôi cố gắng để trở thành phiên bản tốt hơn hiện tại. Mọi người đi Nhật về đừng nản, mọi chuyện rồi sẽ ổn”, Linh chia sẻ.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TCJjrN
“Chi phí sang Nhật ban đầu khoảng 280 triệu đồng. Số tiền đó là tiền mẹ tôi tích cóp khi lao động ở Đài Loan. Muốn đi Nhật để đổi đời, nhưng sau 6 năm, đời không những chẳng thay đổi, tôi còn phải học để thích nghi với cuộc sống ở nhà”, Linh nói.
Linh làm việc tại một cửa hàng tiện lợi khi sang Nhật Bản du học (Ảnh: NVCC).
Năm đầu tiên ở Nhật, Linh làm việc ở xưởng thực phẩm, thời gian rảnh cô đi bốc vác hàng tại cảng, làm nhiều việc để kiếm tiền. Sang năm thứ 2, cô đứng quầy bán hàng tại cửa hàng tiện lợi, từ 17h chiều đến 1h sáng hôm sau.
“Hôm nào tôi về đến nhà cũng khoảng 1h sáng. Tắm, giặt, ăn uống xong là 3h, ngủ được 3 tiếng rồi lại dậy chuẩn bị lên lớp”, Linh nói.
Làm quần quật cả tháng, chạy hết cửa hàng này đến cơ sở khác, Linh kiếm được 25 man/tháng (hơn 40 triệu đồng). Mỗi tháng, cô phải trả học phí hơn 10 triệu đồng, chi phí thuê nhà khoảng 5 triệu đồng, tiền ăn hết hơn 8 triệu…
Trung bình mỗi tháng, Linh tiết kiệm khoảng 15 triệu để gửi về cho gia đình. Nhìn vào con số này, không ai nghĩ, 6 năm đi Nhật về, cô gái quê Nam Định không có gì trong tay.
“Tôi sang Nhật được 2 năm thì dịch Covid-19 ập đến, phải nghỉ làm. Thất nghiệp, tôi mượn bạn bè, rồi chờ trợ cấp của Chính phủ Nhật để đi học. 6 năm đi Nhật về, nói không có gì trong tay, chẳng ai tin”, Linh chia sẻ.
Bỏ Nhật về Việt Nam, cô gái Việt chật vật thích nghi với cuộc sống hiện tại (Ảnh: NVCC).
Đầu năm nay, Linh quyết định về nước, vì cảm thấy sức khỏe suy giảm. Ngoài ra, cô cũng dự định học xong bên Nhật sẽ về làm việc ở quê cho gần nhà, song cô gái trẻ sốc vì thực tế phũ phàng.
Về Việt Nam, Linh không có nhiều vốn để khởi nghiệp như mọi người, chỉ có chút tiếng Nhật ít ỏi. Ngoài cái mác đi du học về, cô cũng không có năng khiếu gì khác và phải bắt đầu lại từ con số 0.
“Về nước, tôi có bằng N2 tiếng Nhật nhưng không có bằng cấp gì ở Việt Nam. Những kiến thức học được ở Nhật không thực hành được trong nước. Bởi hầu hết thời gian ở nước ngoài là ‘cày tiền’. Đi làm mệt, sáng lên lớp chỉ ngủ, không tiếp thu được kiến thức, gần như chỉ học cho biết.
Mới đầu, tôi nghĩ xin việc không khó. Nhưng thực tế, tôi không tìm được công việc vừa sử dụng tiếng Nhật và chuyên ngành mình học. Nhiều lúc áp lực vì thấy công nhân trong nước còn giỏi hơn mình, kỹ năng văn phòng, các thứ mình đều thiếu”, Linh nói.
Linh theo học chuyên ngành thiết kế tại một trường đại học ở Nhật (Ảnh: NVCC).
Bốn tháng về Việt Nam, vừa bất lực khi loay hoay mãi không biết xin việc ở đâu, cô gái quê Nam Định còn phải nghe không ít lời ra tiếng vào từ người thân, hàng xóm.
“Mọi người xì xào, bảo tôi về nhà mấy tháng không thấy đi làm, chắc đi Nhật để dành được nhiều tiền lắm”, Linh nói.
Để động viên đồng hương đang có ý định “bỏ” Nhật về Việt Nam, Linh chia sẻ câu chuyện của bản thân lên mạng xã hội. Cô gái kể về hành trình bắt đầu lại từ đầu, và nhắn nhủ mọi người đừng quá lo lắng, mọi chuyện rồi sẽ ổn.
“Về nước, mọi người có thể bị sốc, phải mất 1 thời gian mới thích nghi được. Tôi đang bắt đầu một hành trình mới, học ngoại ngữ, học thêm văn bằng đại học. Tôi cố gắng để trở thành phiên bản tốt hơn hiện tại. Mọi người đi Nhật về đừng nản, mọi chuyện rồi sẽ ổn”, Linh chia sẻ.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TCJjrN
No comments: