‘Bóc phốt’ công ty trên mạng xã hội, bị phạt 30 triệu đồng?
Những bài “bóc phốt” này có thể xuất phát từ việc nhân viên bất mãn hay nhằm mục đích nói xấu công ty. Tuy nhiên, việc bêu xấu công ty trên các nền tảng trực tuyến có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, thậm chí là liên quan đến các vấn đề pháp lý.
Họa từ “mạng” mà ra
Trên mạng xã hội, có không ít luồng ý kiến tranh cãi xoay quanh chủ đề này. Có người cảm thấy hả dạ khi “bóc phốt” công ty cũ nhưng cũng có không ít người khuyên răn nên tiết chế và có chừng mực để tránh những hệ lụy pháp lý về sau.
Dạo một vòng ở các hội nhóm như “Đi làm đừng đi lầm”; “Đi làm vui thấy bà!” hay “Review công ty, góc khuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam” trên Facebook, không khó để thấy các bài đăng “bóc phốt” công ty thu hút hàng trăm lượt tương tác. Ngoài Facebook, từng có không ít trường hợp livestream “bóc phốt” công ty trên TikTok, Instagram…
Chị N.M (26 tuổi, ở Q.Gò Vấp) là người thường xuyên theo dõi các bài bóc phốt công ty trên mạng, phần vì tò mò, phần để “biết đường mà né”. Chị M. chia sẻ: “Những bài đăng bêu xấu, bóc phốt công ty cũ luôn là chủ đề nóng hổi được nhiều người quan tâm. Có những bài còn chỉ đích danh công ty và nêu tên sếp hay người quản lý. Mà lý do bóc phốt thì nhiều lắm: quỵt lương, thưởng thấp, bắt nhân viên tăng ca, sếp gia trưởng…”.
Chị M. nói thêm, đây cũng là chuyện thường tình, dễ hiểu bởi thời nay, mạng xã hội dường như trở thành nơi để mọi người sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình.
“Cá nhân tôi nhiều khi cũng có bức xúc với công ty nhưng không dám đăng bài bóc phốt công khai, cùng lắm kể cho bạn bè, người thân để trút bực tức. Vì mạng xã hội rất nhiều thành phần, trong các group đó không chỉ có nhân viên mà nhiều khi sếp, quản lý nhân sự cũng nằm vùng rất nhiều”, chị M. thổ lộ.
Hành xử thế nào mới văn minh?
Chị Thuỷ Tiên (25 tuổi, ở TP.HCM) chia sẻ, chị từng nghỉ việc ở một công ty chăm sóc sức khỏe vì chế độ đãi ngộ không hợp lý, môi trường làm việc độc hại. Tuy nhiên, chị chọn cách rời đi trong êm đẹp, để lại ấn tượng tốt cho công ty và đồng nghiệp cũ chứ không bóc phốt, bêu xấu lung tung.
Bóc phốt công ty trên mạng xã hội có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng
UYỂN NHI
“Tôi chưa bao giờ có ý định bóc phốt công ty trên mạng xã hội. Nếu có bức xúc thì tôi chọn cách nói chuyện trực tiếp với cấp trên hoặc bộ phận nhân sự để tìm ra giải pháp. Thay vì dành thời gian bóc phốt công ty, tôi nghĩ chúng ta nên tập trung phát triển bản thân. Tập trung nghiên cứu việc làm mới, làm CV sao cho thuyết phục”, chị Tiên nói.
Liên tục đọc những bài “bóc phốt” công ty trên mạng xã hội, chị Thanh Thảo (35 tuổi, ở TP.HCM, là quản lý nhân sự cho một công ty truyền thông) lo ngại tình huống tương tự xảy ra với công ty của mình.
Theo chị Thảo, mâu thuẫn nội bộ, khúc mắc đến lợi ích cá nhân là việc không thể tránh khỏi. Quản lý nhân sự được 2 năm, chị Thảo thừa nhận lúc đầu chị có những giải pháp không phù hợp khiến nhân sự ấm ức rời đi. Nhưng hiện tại, chị đã rút được nhiều kinh nghiệm khiến nhân sự và công ty có mối quan hệ “win – win”, nhân sự có thể rời đi trong vui vẻ.
“Chúng tôi ưu tiên việc đàm phán chính thức với nhân viên để đưa ra các biện pháp phù hợp. Nếu không đạt được thỏa thuận thì có thể làm theo các quy trình khiếu nại của công ty. Ngoài ra, công ty cũng trả đúng quyền lợi cho nhân viên khi nghỉ việc, như thanh toán đủ lương, đúng hạn. Các giấy tờ liên quan cũng cung cấp nhanh”, chị Thảo nói.
Coi chừng bị xử phạt
Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, trong hoạt động công sở, những giá trị đạo đức được thể hiện dưới dạng trách nhiệm của cá nhân đối với công ty, mối quan hệ, nghĩa vụ và quyền của mình. Dù tiếp tục công việc hay nghỉ với bất cứ lý do nào, vẫn cần thể hiện sự tôn trọng với công ty và có văn hóa của người lao động.
“Bất mãn, nghỉ làm hay tiếp tục… thì cũng không nên “bóc phốt”, bêu xấu nơi mà mình đã tham gia. Từ đó có thể xảy ra những bất đồng, ý kiến trái chiều, đăng đàn trên các phương tiện thông tin thì cần xem xét lại, bởi những vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng đến cá nhân mình”, luật sư Tuấn chia sẻ.
Theo luật sư Tuấn, tại điều 99 Nghị định 15 năm 2020, vi phạm quy định về trang thông tin điện tử: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…
Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định.
Lao động – Tin Tức Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/TBf5PF
Họa từ “mạng” mà ra
Trên mạng xã hội, có không ít luồng ý kiến tranh cãi xoay quanh chủ đề này. Có người cảm thấy hả dạ khi “bóc phốt” công ty cũ nhưng cũng có không ít người khuyên răn nên tiết chế và có chừng mực để tránh những hệ lụy pháp lý về sau.
Dạo một vòng ở các hội nhóm như “Đi làm đừng đi lầm”; “Đi làm vui thấy bà!” hay “Review công ty, góc khuất của các doanh nghiệp tại Việt Nam” trên Facebook, không khó để thấy các bài đăng “bóc phốt” công ty thu hút hàng trăm lượt tương tác. Ngoài Facebook, từng có không ít trường hợp livestream “bóc phốt” công ty trên TikTok, Instagram…
Chị N.M (26 tuổi, ở Q.Gò Vấp) là người thường xuyên theo dõi các bài bóc phốt công ty trên mạng, phần vì tò mò, phần để “biết đường mà né”. Chị M. chia sẻ: “Những bài đăng bêu xấu, bóc phốt công ty cũ luôn là chủ đề nóng hổi được nhiều người quan tâm. Có những bài còn chỉ đích danh công ty và nêu tên sếp hay người quản lý. Mà lý do bóc phốt thì nhiều lắm: quỵt lương, thưởng thấp, bắt nhân viên tăng ca, sếp gia trưởng…”.
Chị M. nói thêm, đây cũng là chuyện thường tình, dễ hiểu bởi thời nay, mạng xã hội dường như trở thành nơi để mọi người sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình.
“Cá nhân tôi nhiều khi cũng có bức xúc với công ty nhưng không dám đăng bài bóc phốt công khai, cùng lắm kể cho bạn bè, người thân để trút bực tức. Vì mạng xã hội rất nhiều thành phần, trong các group đó không chỉ có nhân viên mà nhiều khi sếp, quản lý nhân sự cũng nằm vùng rất nhiều”, chị M. thổ lộ.
Hành xử thế nào mới văn minh?
Chị Thuỷ Tiên (25 tuổi, ở TP.HCM) chia sẻ, chị từng nghỉ việc ở một công ty chăm sóc sức khỏe vì chế độ đãi ngộ không hợp lý, môi trường làm việc độc hại. Tuy nhiên, chị chọn cách rời đi trong êm đẹp, để lại ấn tượng tốt cho công ty và đồng nghiệp cũ chứ không bóc phốt, bêu xấu lung tung.
Bóc phốt công ty trên mạng xã hội có thể để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng
UYỂN NHI
“Tôi chưa bao giờ có ý định bóc phốt công ty trên mạng xã hội. Nếu có bức xúc thì tôi chọn cách nói chuyện trực tiếp với cấp trên hoặc bộ phận nhân sự để tìm ra giải pháp. Thay vì dành thời gian bóc phốt công ty, tôi nghĩ chúng ta nên tập trung phát triển bản thân. Tập trung nghiên cứu việc làm mới, làm CV sao cho thuyết phục”, chị Tiên nói.
Liên tục đọc những bài “bóc phốt” công ty trên mạng xã hội, chị Thanh Thảo (35 tuổi, ở TP.HCM, là quản lý nhân sự cho một công ty truyền thông) lo ngại tình huống tương tự xảy ra với công ty của mình.
Theo chị Thảo, mâu thuẫn nội bộ, khúc mắc đến lợi ích cá nhân là việc không thể tránh khỏi. Quản lý nhân sự được 2 năm, chị Thảo thừa nhận lúc đầu chị có những giải pháp không phù hợp khiến nhân sự ấm ức rời đi. Nhưng hiện tại, chị đã rút được nhiều kinh nghiệm khiến nhân sự và công ty có mối quan hệ “win – win”, nhân sự có thể rời đi trong vui vẻ.
“Chúng tôi ưu tiên việc đàm phán chính thức với nhân viên để đưa ra các biện pháp phù hợp. Nếu không đạt được thỏa thuận thì có thể làm theo các quy trình khiếu nại của công ty. Ngoài ra, công ty cũng trả đúng quyền lợi cho nhân viên khi nghỉ việc, như thanh toán đủ lương, đúng hạn. Các giấy tờ liên quan cũng cung cấp nhanh”, chị Thảo nói.
Coi chừng bị xử phạt
Luật sư Bùi Quốc Tuấn (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết, trong hoạt động công sở, những giá trị đạo đức được thể hiện dưới dạng trách nhiệm của cá nhân đối với công ty, mối quan hệ, nghĩa vụ và quyền của mình. Dù tiếp tục công việc hay nghỉ với bất cứ lý do nào, vẫn cần thể hiện sự tôn trọng với công ty và có văn hóa của người lao động.
“Bất mãn, nghỉ làm hay tiếp tục… thì cũng không nên “bóc phốt”, bêu xấu nơi mà mình đã tham gia. Từ đó có thể xảy ra những bất đồng, ý kiến trái chiều, đăng đàn trên các phương tiện thông tin thì cần xem xét lại, bởi những vấn đề pháp lý có thể ảnh hưởng đến cá nhân mình”, luật sư Tuấn chia sẻ.
Theo luật sư Tuấn, tại điều 99 Nghị định 15 năm 2020, vi phạm quy định về trang thông tin điện tử: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân…
Ngoài ra, biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định.
Lao động – Tin Tức Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/TBf5PF
No comments: