Bị cho thôi việc, người đàn ông “ăn vạ” đòi tiền học tiến sĩ 2 tỷ đồng
Năm 1992, ông Nguyễn Quang Hải (55 tuổi, ngụ tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu) và Công ty Minh Bình ký hợp đồng lao động, nơi làm việc là tàu chứa dầu.
Năm 1995, ông Hải được thuyên chuyển về làm việc tại tàu chứa dầu FSO Chí Linh. Sau đó, người đàn ông này được công ty cử đi làm việc tại Singapore, Nhật Bản.
Ông Hải bị cho thôi việc sau 29 năm. (Ảnh minh họa: H.Q.).
Khi trở về nước, ông Hải tiếp tục làm việc tại công ty này và nhiều lần được tăng lương. Trải qua 29 năm làm việc tại doanh nghiệp này, kinh qua các vị trí công tác khác nhau, ngày 6/1/2021, ông Hải “bất ngờ” bị người sử dụng lao động cho thôi việc
Cho rằng phía công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, ông Hải liên tục khiếu nại. Người đàn ông này cho rằng lý do mình bị đuổi việc là do đã phản ánh những tiêu cực xảy ra tại nơi mình làm việc.
“Cực chẳng đã” ông Hải tìm tới tòa án với hy vọng nỗi niềm của mình sẽ được giải quyết thông qua con đường tố tụng.
Theo đó, người đàn ông này yêu cầu tòa tuyên hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, khôi phục chức danh, các khoản thu nhập 7,4 tỷ đồng. Trong đó, yêu cầu công ty chi trả tiền học tiến sĩ 2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ông ta cũng yêu cầu tòa buộc một số người liên quan (giám đốc, trưởng phòng nhân sự) bồi thường thiệt hại tinh thần và nhân phẩm.
Phía bị đơn cho rằng, hợp đồng lao động với ông Hải đã hết hạn ngày 31/12/2020. Sau khi hợp đồng hết hạn công ty không có nhu cầu tái ký nên chấm dứt và đã thực hiện đúng, đủ theo trình tự, thủ tục.
Từ đó, đại diện Công ty Minh Bình đề nghị HĐXX không chấp nhận đơn khởi kiện của ông Hải.
Hồi đầu năm, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, chấp nhận 1 phần đơn khởi kiện của ông Hải. Theo đó, tòa buộc bị đơn bồi thường cho nguyên đơn 8,2 triệu đồng còn các yêu cầu khác không được chấp nhận.
Không chấp nhận phán quyết trên, ông Hải kháng cáo, đề nghị sửa án sơ thẩm, chấp nhận đơn khởi kiện.
Vừa qua, TAND cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm. Tại tòa, ông Hải giữ nguyên kháng cáo, đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện.
Ngược lại, phía bị đơn cùng một số người liên quan đề nghị HĐXX bác đơn kháng cáo của nguyên đơn, tuyên y án sơ thẩm.
TAND cấp cao tại TPHCM bác đơn kháng cáo của ông Hải. (Ảnh: T.M.).
Sau khi nghị án, HĐXX xem xét toàn bộ nội dung vụ án và cho rằng từ ngày công ty thông báo chấm dứt hợp động lao động với ông Hải tới ngày ban hành quyết định mới chỉ 20 ngày nên còn thiếu tối thiểu 10 ngày (hợp đồng có thời hạn thông báo trước 30 ngày – PV).
Do đó, yêu cầu của nguyên đơn về thời gian thông báo là có căn cứ chấp nhận. Vì vậy, buộc Công ty Minh Bình phải bồi thường cho ông Hải số tiền tương đương với 10 ngày không thông báo trước.
Mức lương ông Hải được hưởng 1.030 USD/tháng, sau khi quy đổi tỷ giá, tòa buộc bị đơn phải bồi thường cho ông Hải 8,2 triệu đồng.
Đối với yêu cầu đòi công ty phải đền bù cho mình chi phí đào tạo trình độ tiến sĩ 2 tỷ đồng, HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng nguyên đơn không đưa ra được tài liệu, chứng cứ, chứng minh bị đơn có quyết định cử ông Hải đi học. Trong các quyết định doanh nghiệp này cử cán bộ đi đào tạo không có tên người đàn ông này.
Mặt khác, phía bị đơn cho rằng ông Hải tự bỏ tiền đi học tập, nghiên cứu chứ công ty không cử đi đào tạo.
Vì vậy, HĐXX không có căn cứ xem xét yêu cầu của người đàn ông này về việc buộc công ty Minh Bình chi trả kinh phí đào tạo tiến sĩ.
Đối với yêu cầu một số người liên quan bồi thường tổn thất tinh thần, tổn thất khác, tòa cho rằng không có căn cứ chấp nhận. Từ đó, tòa tuyên bác kháng cáo của ông Hải, tuyên y án sơ thẩm.
Làm việc, công hiến cho công ty phân nửa đời người nhưng khi bước vào tuổi lục tuần, ông Hải bị cho thôi việc trong “ngậm ngùi”.
* Tên các đương sự đã được thay đổi.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TBp9kw
Năm 1995, ông Hải được thuyên chuyển về làm việc tại tàu chứa dầu FSO Chí Linh. Sau đó, người đàn ông này được công ty cử đi làm việc tại Singapore, Nhật Bản.
Ông Hải bị cho thôi việc sau 29 năm. (Ảnh minh họa: H.Q.).
Khi trở về nước, ông Hải tiếp tục làm việc tại công ty này và nhiều lần được tăng lương. Trải qua 29 năm làm việc tại doanh nghiệp này, kinh qua các vị trí công tác khác nhau, ngày 6/1/2021, ông Hải “bất ngờ” bị người sử dụng lao động cho thôi việc
Cho rằng phía công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, ông Hải liên tục khiếu nại. Người đàn ông này cho rằng lý do mình bị đuổi việc là do đã phản ánh những tiêu cực xảy ra tại nơi mình làm việc.
“Cực chẳng đã” ông Hải tìm tới tòa án với hy vọng nỗi niềm của mình sẽ được giải quyết thông qua con đường tố tụng.
Theo đó, người đàn ông này yêu cầu tòa tuyên hủy quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, khôi phục chức danh, các khoản thu nhập 7,4 tỷ đồng. Trong đó, yêu cầu công ty chi trả tiền học tiến sĩ 2 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ông ta cũng yêu cầu tòa buộc một số người liên quan (giám đốc, trưởng phòng nhân sự) bồi thường thiệt hại tinh thần và nhân phẩm.
Phía bị đơn cho rằng, hợp đồng lao động với ông Hải đã hết hạn ngày 31/12/2020. Sau khi hợp đồng hết hạn công ty không có nhu cầu tái ký nên chấm dứt và đã thực hiện đúng, đủ theo trình tự, thủ tục.
Từ đó, đại diện Công ty Minh Bình đề nghị HĐXX không chấp nhận đơn khởi kiện của ông Hải.
Hồi đầu năm, TAND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, chấp nhận 1 phần đơn khởi kiện của ông Hải. Theo đó, tòa buộc bị đơn bồi thường cho nguyên đơn 8,2 triệu đồng còn các yêu cầu khác không được chấp nhận.
Không chấp nhận phán quyết trên, ông Hải kháng cáo, đề nghị sửa án sơ thẩm, chấp nhận đơn khởi kiện.
Vừa qua, TAND cấp cao tại TPHCM mở phiên tòa phúc thẩm. Tại tòa, ông Hải giữ nguyên kháng cáo, đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện.
Ngược lại, phía bị đơn cùng một số người liên quan đề nghị HĐXX bác đơn kháng cáo của nguyên đơn, tuyên y án sơ thẩm.
TAND cấp cao tại TPHCM bác đơn kháng cáo của ông Hải. (Ảnh: T.M.).
Sau khi nghị án, HĐXX xem xét toàn bộ nội dung vụ án và cho rằng từ ngày công ty thông báo chấm dứt hợp động lao động với ông Hải tới ngày ban hành quyết định mới chỉ 20 ngày nên còn thiếu tối thiểu 10 ngày (hợp đồng có thời hạn thông báo trước 30 ngày – PV).
Do đó, yêu cầu của nguyên đơn về thời gian thông báo là có căn cứ chấp nhận. Vì vậy, buộc Công ty Minh Bình phải bồi thường cho ông Hải số tiền tương đương với 10 ngày không thông báo trước.
Mức lương ông Hải được hưởng 1.030 USD/tháng, sau khi quy đổi tỷ giá, tòa buộc bị đơn phải bồi thường cho ông Hải 8,2 triệu đồng.
Đối với yêu cầu đòi công ty phải đền bù cho mình chi phí đào tạo trình độ tiến sĩ 2 tỷ đồng, HĐXX cấp phúc thẩm cho rằng nguyên đơn không đưa ra được tài liệu, chứng cứ, chứng minh bị đơn có quyết định cử ông Hải đi học. Trong các quyết định doanh nghiệp này cử cán bộ đi đào tạo không có tên người đàn ông này.
Mặt khác, phía bị đơn cho rằng ông Hải tự bỏ tiền đi học tập, nghiên cứu chứ công ty không cử đi đào tạo.
Vì vậy, HĐXX không có căn cứ xem xét yêu cầu của người đàn ông này về việc buộc công ty Minh Bình chi trả kinh phí đào tạo tiến sĩ.
Đối với yêu cầu một số người liên quan bồi thường tổn thất tinh thần, tổn thất khác, tòa cho rằng không có căn cứ chấp nhận. Từ đó, tòa tuyên bác kháng cáo của ông Hải, tuyên y án sơ thẩm.
Làm việc, công hiến cho công ty phân nửa đời người nhưng khi bước vào tuổi lục tuần, ông Hải bị cho thôi việc trong “ngậm ngùi”.
* Tên các đương sự đã được thay đổi.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TBp9kw
No comments: