“Đánh đu trên cao”, người phụ nữ kiếm 1,8 tỷ đồng/năm
Jessica Jackson (37 tuổi) là một kỹ thuật viên cho công ty tua bin gió tại Texas (Mỹ). Cô cho biết mỗi năm, bản thân kiếm được 73.000 USD (tương đương với hơn 1,8 tỷ đồng) từ công việc này. Cô cho biết mức lương của một kỹ thuật viên cấp cao là 80.000 USD/năm và kỹ thuật viên trưởng là 100.000/năm.
Jessica Jackson có thể kiếm hơn 1,8 tỷ đồng/năm nhờ làm kỹ thuật viên tua bin gió (Ảnh: CNBC).
Trước khi trở thành kỹ thuật viên, Jackson từng là một nội trợ. Sau khi cô và chồng ly thân vào năm 2019, Jackson quyết định quay lại làm việc để nuôi con ăn học.
Cô lo lắng rằng mình sẽ khó tìm việc vì bản thân không có bằng cử nhân. Vì thế, Jackson đã đăng ký học đại học trực tuyến vào năm 2017.
Năm 2020, trong lúc chờ nhận bằng cử nhân khoa học môi trường tại đại học Arizona, cô phát hiện nghề kỹ thuật viên tua bin gió không đòi hỏi ứng viên có bằng đại học.
Công việc này chỉ yêu cầu ứng viên hoàn thành chương trình đào tạo kỹ thuật hoặc học nghề trong 2 năm. Công ty tuyển dụng cũng sẵn sàng đào tạo cho những người mới vào nghề. Học viên sẽ được dạy cách vận hành của các thiết bị điện tử, học biện pháp sơ cứu an toàn trong công việc.
Trong thời gian ngắn thử việc, Jackson đã yêu thích công việc này bởi nó mang đến cảm giác tự do và thoải mái.
Cô thường làm việc ở độ cao bằng tòa nhà hơn 30 tầng (Ảnh: CNBC).
“Leo lên đỉnh tua bin gió không đáng sợ như bạn nghĩ. Khi lên trên cao, bạn sẽ được ngắm khung cảnh từ góc nhìn đẹp nhất. Thỉnh thoảng, bạn còn được ngắm đại bàng, diều hâu và cả máy bay”, Jackson nói.
Hằng ngày, cô bắt đầu làm việc từ 7h đến 17h30 và chỉ cần làm 5 ngày/tuần. Nhiệm vụ của cô là kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận cần thiết để tua bin tiếp tục hoạt động và sản xuất điện.
Trang trại của công ty có tổng cộng 66 tua bin gió. Jackson thường chịu trách nhiệm bảo trì 1 tua bin/ca làm việc, thỉnh thoảng số lượng này sẽ nhiều hơn.
Đối với các tua bin có độ cao hơn 90 m, cô thường mất 10 phút để leo lên đỉnh và đây cũng là phần việc khó khăn nhất. Jackson phải leo bằng chiếc thang dựng thẳng đứng, cao bằng tòa nhà 30 tầng, được đặt bên trong lỗ hẹp của tua bin.
Cô phải trang bị đầy đủ găng tay, kính, mũ bảo hiểm, dây an toàn và các thiết bị bảo vệ khác khi làm việc. “Nếu sơ suất, tôi có thể sẽ không về nhà được”, Jackson nói nửa đùa, nửa thật.
Lúc đầu, cô cảm thấy rất sợ hãi với độ cao. Dần dà, Jackson cũng có thể làm quen và xem như bản thân đang đi leo núi hằng ngày. Cô ngày càng thấy yêu công việc này hơn và dự định sẽ làm đến khi mình 70 tuổi.
Công việc này là một trong những nghề nguy hiểm nhất cũng thuộc tốp nghề thu nhập cao (Ảnh: CNBC).
Dù nữ kỹ thuật viên chia sẻ bản thân không thấy sợ khi đi làm, nhưng công việc của cô lại là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới.
Theo Bộ lao động nước này, các kỹ thuật viên dịch vụ tua bin gió có tỷ lệ thương tích và bệnh tật cao nhất trong tất cả các nghề.
Tuy nhiên, đây cũng là công việc phát triển nhanh nhất ở Hoa Kỳ, với số lượng việc làm dự kiến tăng gần gấp đôi trong thập kỷ tới.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TBzQyb
Jessica Jackson có thể kiếm hơn 1,8 tỷ đồng/năm nhờ làm kỹ thuật viên tua bin gió (Ảnh: CNBC).
Trước khi trở thành kỹ thuật viên, Jackson từng là một nội trợ. Sau khi cô và chồng ly thân vào năm 2019, Jackson quyết định quay lại làm việc để nuôi con ăn học.
Cô lo lắng rằng mình sẽ khó tìm việc vì bản thân không có bằng cử nhân. Vì thế, Jackson đã đăng ký học đại học trực tuyến vào năm 2017.
Năm 2020, trong lúc chờ nhận bằng cử nhân khoa học môi trường tại đại học Arizona, cô phát hiện nghề kỹ thuật viên tua bin gió không đòi hỏi ứng viên có bằng đại học.
Công việc này chỉ yêu cầu ứng viên hoàn thành chương trình đào tạo kỹ thuật hoặc học nghề trong 2 năm. Công ty tuyển dụng cũng sẵn sàng đào tạo cho những người mới vào nghề. Học viên sẽ được dạy cách vận hành của các thiết bị điện tử, học biện pháp sơ cứu an toàn trong công việc.
Trong thời gian ngắn thử việc, Jackson đã yêu thích công việc này bởi nó mang đến cảm giác tự do và thoải mái.
Cô thường làm việc ở độ cao bằng tòa nhà hơn 30 tầng (Ảnh: CNBC).
“Leo lên đỉnh tua bin gió không đáng sợ như bạn nghĩ. Khi lên trên cao, bạn sẽ được ngắm khung cảnh từ góc nhìn đẹp nhất. Thỉnh thoảng, bạn còn được ngắm đại bàng, diều hâu và cả máy bay”, Jackson nói.
Hằng ngày, cô bắt đầu làm việc từ 7h đến 17h30 và chỉ cần làm 5 ngày/tuần. Nhiệm vụ của cô là kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các bộ phận cần thiết để tua bin tiếp tục hoạt động và sản xuất điện.
Trang trại của công ty có tổng cộng 66 tua bin gió. Jackson thường chịu trách nhiệm bảo trì 1 tua bin/ca làm việc, thỉnh thoảng số lượng này sẽ nhiều hơn.
Đối với các tua bin có độ cao hơn 90 m, cô thường mất 10 phút để leo lên đỉnh và đây cũng là phần việc khó khăn nhất. Jackson phải leo bằng chiếc thang dựng thẳng đứng, cao bằng tòa nhà 30 tầng, được đặt bên trong lỗ hẹp của tua bin.
Cô phải trang bị đầy đủ găng tay, kính, mũ bảo hiểm, dây an toàn và các thiết bị bảo vệ khác khi làm việc. “Nếu sơ suất, tôi có thể sẽ không về nhà được”, Jackson nói nửa đùa, nửa thật.
Lúc đầu, cô cảm thấy rất sợ hãi với độ cao. Dần dà, Jackson cũng có thể làm quen và xem như bản thân đang đi leo núi hằng ngày. Cô ngày càng thấy yêu công việc này hơn và dự định sẽ làm đến khi mình 70 tuổi.
Công việc này là một trong những nghề nguy hiểm nhất cũng thuộc tốp nghề thu nhập cao (Ảnh: CNBC).
Dù nữ kỹ thuật viên chia sẻ bản thân không thấy sợ khi đi làm, nhưng công việc của cô lại là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới.
Theo Bộ lao động nước này, các kỹ thuật viên dịch vụ tua bin gió có tỷ lệ thương tích và bệnh tật cao nhất trong tất cả các nghề.
Tuy nhiên, đây cũng là công việc phát triển nhanh nhất ở Hoa Kỳ, với số lượng việc làm dự kiến tăng gần gấp đôi trong thập kỷ tới.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TBzQyb
No comments: