Ở nơi người dân ăn ngủ trên phá, bán cá nửa đêm
Người dân đi dậm trìa (ngao nước lợ), một loài đặc sản của phá Tam Giang ở vùng Cồn Tộc (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Ngư dân làng chài Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) trở về lúc sáng mai sau một đêm miệt mài đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang. Trước đó, tôm cá mà người dân khai thác được đã bán cho thương lái ngay trên chợ nổi Tam Giang.
Trong suốt nhiều năm qua, nguồn lợi thủy sinh dồi dào của đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tạo nguồn sinh kế bền vững cho hơn 400.000 cư dân ở 33 xã ven phá, bãi ngang của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại đây, cũng có đến hàng trăm loài sinh vật đáy, trong đó đáng chú ý nhất là các loài tôm, cua, hàu, ngao, trìa, vẹm, điệp…
Theo ông Trần Hè (62 tuổi, ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi), hầu hết ngư dân ở đây sẽ đi làm cả đêm trên phá, đến rạng sáng ngày hôm sau mang sản phẩm khai thác được vào khu vực chợ nổi để giao dịch.
“Vào mùa tôm cá nhiều và có kích thước lớn, mỗi đêm đi như vậy, vợ chồng tôi kiếm được 400.000-500.000 đồng, có người kiếm được nhiều hơn”, ông Hè chia sẻ.
Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cho biết phần lớn người dân các thôn Ngư Mỹ Thạnh, Hà Công, Cự Lại thuộc xã sống bằng nghề chài lưới.
Chợ nổi Tam Giang hoạt động từ 4h30 đến khoảng 6h hàng ngày.
Theo ông Bảo, toàn xã Quảng Lợi hiện có khoảng 210 đò máy loại trên 15CV và 280 chiếc từ 5 CV, chuyên nghề đánh bắt, khai thác nguồn lợi trên phá Tam Giang, tạo sinh kế ổn định.
Hoạt động giao thương diễn ra trên chợ nổi Tam Giang ở làng chài Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những loài tôm, cá đặc sản của vùng đầm phá Tam Giang được ngư dân khai thác.
Hoạt động khai thác thủy sản cũng diễn ra sôi nổi trên vùng đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc. Trong ảnh là ngư dân Phú Lộc tranh thủ ăn tối ngay trên ghe trong lúc ra ngư trường.
Theo ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, do điều kiện quy định, hầu hết các nghề có phương pháp khai thác trên đầm phá khá đơn giản, phương tiện thô sơ, chủ yếu là thuyền vỏ gỗ hoặc nhôm, lắp máy công suất từ 15 CV trở xuống. Hiện có hơn 5.000 phương tiện ngày đêm tìm kiếm nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.
Hoạt động khai thác trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có thể phân thành 2 nhóm chính, gồm nghề khai thác cố định và khai thác lưu động.
Nghề khai thác cố định có các hình thức phổ biến như sáo, đáy, rớ giàn, chuôm, lưới chạy, trong đó nghề sáo dẫn đầu về số lượng và phân bổ trên các tuyến.
Nghề khai thác lưu động lại được phân làm 2 loại là khai thác theo nguyên lý cá đóng mắt lưới và lọc nước bắt cá.
Theo một ngư dân ở làng Trung Chánh (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc), sáo là một trong những nghề truyền thống của ngư dân đầm phá, sử dụng nguyên lý bẩy hình chữ V để đưa cá vào nò và không thoát ra được.
Sáo và nò trước năm 1985 đều được bện bằng tre. Sau cơn bão số 8 năm 1985 (bão Cecil), hầu hết sáo tre bị hư hỏng, mất mát, đồng thời trên thị trường xuất hiện lưới tổng hợp mới với ưu điểm giá rẻ, bền và dễ vận chuyển nên được ngư dân ưa chuộng.
Nếu như tại vùng Ngư Mỹ Thạnh, người dân tiến hành thu lưới mang cá vào bán lúc sáng sớm thì hoạt động giao thương ở vùng đầm Cầu Hai thường diễn ra vào ban đêm, hầu hết tập trung về chợ đầu mối Đồi 30 (thôn Trung Chánh, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc).
Trước đây, chợ Đồi 30 hoạt động từ khoảng 23h30 đêm hôm trước đến khoảng 1h ngày hôm sau, nay diễn ra 0-2h30 hàng ngày.
Theo lãnh đạo UBND xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), chợ thủy sản Đồi 30 không chỉ là nơi buôn bán của người dân trong xã mà những người làm nghề khai thác thủy hải sản ở vùng lân cận. Những người đến chợ Đồi 30 để thu mua cá cũng đến từ khắp các địa phương. Mỗi đêm có hơn 30 xe tải đông lạnh đến làm hàng, mang hàng chục tấn cá, tôm, cua đi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thậm chí đưa đi các tỉnh, thành khác.
Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai kéo dài từ huyện Phong Điền đến Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), với diện tích hơn 22.000ha mặt nước, chia thành các đầm khác nhau, như: Thuận An, Cồn Trai, An Truyền, Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú và Cầu Hai.
Hệ đầm phá có cả nước mặn, lợ và ngọt.
Theo địa lý, có thể chia Tam Giang – Cầu Hai thành 3 hệ. Phá Tam Giang kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cửa Thuận An với chiều dài 25km, diện tích mặt nước khoảng 52km2. Đầm Thủy Tú kéo từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33km, diện tích mặt nước khoảng 60km2. Đầm Cầu Hai có dạng lòng chảo, trải dài từ Cồn Trai đến sông Hói Rui và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong, diện tích mặt nước khoảng 104km2.
Theo khảo sát của ngành thủy sản, vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có tới 921 loài động, thực vật, trong đó có 230 loài cá, tôm. Ở hệ đầm phá này còn rất nhiều loài thủy sản được coi là đặc hữu, quý hiếm có giá trị thương phẩm cao như cá hồng, mú, đối, nâu, dìa…
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T9YzYw
Ngư dân làng chài Ngư Mỹ Thạnh (xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền) trở về lúc sáng mai sau một đêm miệt mài đánh bắt thủy sản trên phá Tam Giang. Trước đó, tôm cá mà người dân khai thác được đã bán cho thương lái ngay trên chợ nổi Tam Giang.
Trong suốt nhiều năm qua, nguồn lợi thủy sinh dồi dào của đầm phá Tam Giang – Cầu Hai đã tạo nguồn sinh kế bền vững cho hơn 400.000 cư dân ở 33 xã ven phá, bãi ngang của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại đây, cũng có đến hàng trăm loài sinh vật đáy, trong đó đáng chú ý nhất là các loài tôm, cua, hàu, ngao, trìa, vẹm, điệp…
Theo ông Trần Hè (62 tuổi, ở thôn Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi), hầu hết ngư dân ở đây sẽ đi làm cả đêm trên phá, đến rạng sáng ngày hôm sau mang sản phẩm khai thác được vào khu vực chợ nổi để giao dịch.
“Vào mùa tôm cá nhiều và có kích thước lớn, mỗi đêm đi như vậy, vợ chồng tôi kiếm được 400.000-500.000 đồng, có người kiếm được nhiều hơn”, ông Hè chia sẻ.
Ông Phan Đăng Bảo, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, cho biết phần lớn người dân các thôn Ngư Mỹ Thạnh, Hà Công, Cự Lại thuộc xã sống bằng nghề chài lưới.
Chợ nổi Tam Giang hoạt động từ 4h30 đến khoảng 6h hàng ngày.
Theo ông Bảo, toàn xã Quảng Lợi hiện có khoảng 210 đò máy loại trên 15CV và 280 chiếc từ 5 CV, chuyên nghề đánh bắt, khai thác nguồn lợi trên phá Tam Giang, tạo sinh kế ổn định.
Hoạt động giao thương diễn ra trên chợ nổi Tam Giang ở làng chài Ngư Mỹ Thạnh, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những loài tôm, cá đặc sản của vùng đầm phá Tam Giang được ngư dân khai thác.
Hoạt động khai thác thủy sản cũng diễn ra sôi nổi trên vùng đầm Cầu Hai, huyện Phú Lộc. Trong ảnh là ngư dân Phú Lộc tranh thủ ăn tối ngay trên ghe trong lúc ra ngư trường.
Theo ngành thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế, do điều kiện quy định, hầu hết các nghề có phương pháp khai thác trên đầm phá khá đơn giản, phương tiện thô sơ, chủ yếu là thuyền vỏ gỗ hoặc nhôm, lắp máy công suất từ 15 CV trở xuống. Hiện có hơn 5.000 phương tiện ngày đêm tìm kiếm nguồn lợi thủy sản trên đầm phá.
Hoạt động khai thác trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có thể phân thành 2 nhóm chính, gồm nghề khai thác cố định và khai thác lưu động.
Nghề khai thác cố định có các hình thức phổ biến như sáo, đáy, rớ giàn, chuôm, lưới chạy, trong đó nghề sáo dẫn đầu về số lượng và phân bổ trên các tuyến.
Nghề khai thác lưu động lại được phân làm 2 loại là khai thác theo nguyên lý cá đóng mắt lưới và lọc nước bắt cá.
Theo một ngư dân ở làng Trung Chánh (xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc), sáo là một trong những nghề truyền thống của ngư dân đầm phá, sử dụng nguyên lý bẩy hình chữ V để đưa cá vào nò và không thoát ra được.
Sáo và nò trước năm 1985 đều được bện bằng tre. Sau cơn bão số 8 năm 1985 (bão Cecil), hầu hết sáo tre bị hư hỏng, mất mát, đồng thời trên thị trường xuất hiện lưới tổng hợp mới với ưu điểm giá rẻ, bền và dễ vận chuyển nên được ngư dân ưa chuộng.
Nếu như tại vùng Ngư Mỹ Thạnh, người dân tiến hành thu lưới mang cá vào bán lúc sáng sớm thì hoạt động giao thương ở vùng đầm Cầu Hai thường diễn ra vào ban đêm, hầu hết tập trung về chợ đầu mối Đồi 30 (thôn Trung Chánh, xã Lộc Điền, huyện Phú Lộc).
Trước đây, chợ Đồi 30 hoạt động từ khoảng 23h30 đêm hôm trước đến khoảng 1h ngày hôm sau, nay diễn ra 0-2h30 hàng ngày.
Theo lãnh đạo UBND xã Lộc Điền (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế), chợ thủy sản Đồi 30 không chỉ là nơi buôn bán của người dân trong xã mà những người làm nghề khai thác thủy hải sản ở vùng lân cận. Những người đến chợ Đồi 30 để thu mua cá cũng đến từ khắp các địa phương. Mỗi đêm có hơn 30 xe tải đông lạnh đến làm hàng, mang hàng chục tấn cá, tôm, cua đi tiêu thụ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thậm chí đưa đi các tỉnh, thành khác.
Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai kéo dài từ huyện Phong Điền đến Phú Lộc (Thừa Thiên Huế), với diện tích hơn 22.000ha mặt nước, chia thành các đầm khác nhau, như: Thuận An, Cồn Trai, An Truyền, Thanh Lam, Hà Trung, Thủy Tú và Cầu Hai.
Hệ đầm phá có cả nước mặn, lợ và ngọt.
Theo địa lý, có thể chia Tam Giang – Cầu Hai thành 3 hệ. Phá Tam Giang kéo dài từ cửa sông Ô Lâu đến cửa Thuận An với chiều dài 25km, diện tích mặt nước khoảng 52km2. Đầm Thủy Tú kéo từ cầu Thuận An đến Cồn Trai trên chiều dài 33km, diện tích mặt nước khoảng 60km2. Đầm Cầu Hai có dạng lòng chảo, trải dài từ Cồn Trai đến sông Hói Rui và từ cửa sông Truồi đến núi Vinh Phong, diện tích mặt nước khoảng 104km2.
Theo khảo sát của ngành thủy sản, vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai có tới 921 loài động, thực vật, trong đó có 230 loài cá, tôm. Ở hệ đầm phá này còn rất nhiều loài thủy sản được coi là đặc hữu, quý hiếm có giá trị thương phẩm cao như cá hồng, mú, đối, nâu, dìa…
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T9YzYw
No comments: