“Người nhện” kể về lần chết hụt ở tòa nhà 30 tầng, đêm không dám ngủ
Những phen “chết hụt” đáng nhớ
Một ngày giữa tháng 7, khi mặt trời vừa lên, anh Phạm Văn Hiếu (32 tuổi, ngụ tại TPHCM), đi thang máy lên tầng 30 của một tòa nhà ở quận 1 rồi đi thang bộ lên sân thượng.
Hôm ấy, thời tiết trong xanh, thỉnh thoảng có vài cơn gió. Anh Hiếu nhìn xuống mặt đất cách mình hơm một trăm mét, đôi chân có chút bủn rủn.
Cảnh cheo leo trên độ cao hàng trăm mét của người thợ lau kính, sơn tường, khiến nhiều người sợ hãi (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp).
Hít một hơi, lấy hết can đảm, chàng trai buộc dây bảo hộ, đeo găng tay và mang theo một thùng nước đầy xà phòng. Bên cạnh anh, nhiều đồng nghiệp khác cũng đang thao tác tương tự, chuẩn bị lau chùi những ô cửa kính khó nhằn bên ngoài tòa nhà.
“Nghề này phải làm vào sáng sớm thì mới mau xong việc, không phiền tới người khác”, người thợ cười hiền, nói.
Đúng 7h30, cả nhóm bắt đầu thả dây, đu xuống. Tòa nhà được bọc hoàn toàn bằng kính nên hầu như không có chỗ nào để đeo bám. Hiếu phải cẩn thận thả dây quấn quanh ròng rọc, từ từ lau sạch từng ô kính trước mặt.
Để làm được nghề này, những người thợ phải có sức khỏe bền bỉ, phản xạ nhanh và sự cẩn trọng cao (Ảnh minh họa: Nam Thái).
Bỗng chốc, một cơn gió to thổi đến. Hai sợi dây lập tức đánh đu như con lắc đồng hồ giữa không trung. Hiếu bị thổi đi, văng xa khỏi tòa nhà hàng chục mét rồi đập mạnh người vào ô kính.
Cú đập mạnh khiến đồ nghề vỡ tan tành. Anh Hiếu choáng váng, cố bám lấy sợi dây rồi thả nhanh xuống mặt đất trong 2 phút. Tối đến, anh Hiếu trằn trọc không ngủ được khi mãi nghĩ đến lần thoát chết ngoạn mục ấy.
Là một thợ lau kính, sơn tường cho các tòa nhà cao tầng từ năm 2017, anh Hiếu bộc bạch bản thân đã nhiều lần “chết hụt”. Những lần cheo leo trước gió, dầm mưa làm việc đã là chuyện bình thường đối với anh. Người thợ chia sẻ trong những tình huống nguy hiểm như thế, anh luôn phải bình tĩnh xử lý.
“Có lần, do mải mê trò chuyện với đồng nghiệp, tôi không cột chặt dây bảo hộ. Hậu quả là tôi bị rơi nhanh từ tầng cao xuống đất. May mắn là vẫn giữ được tính mạng”, chàng trai chia sẻ nghề này đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe, sự cẩn trọng, phản xạ nhanh, bởi sơ sẩy là mất mạng.
Nghề “không dám gây sự” với ai
Theo anh Hiếu, nỗi sợ lớn nhất của người làm nghề này chính là những cơn gió và trận mưa to. Người thợ luôn phải xem xét thời tiết để điều chỉnh thời gian làm việc cho phù hợp.
Thông thường, anh Hiếu sẽ làm 2 ca/ngày, mỗi ca kéo dài 4-5 tiếng. Song đối với những công trình lớn, để kịp tiến độ, những người làm nghề đôi lúc cũng phải ăn trưa trên không trung.
Bất chấp nguy hiểm, nhiều người thợ chấp nhận cheo leo trên cao để đổi lấy đồng tiền lo cho gia đình (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).
Anh Hiếu cho hay thu nhập của anh dao động 18-20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này không ổn định. Bởi nếu thời tiết xấu hoặc không có công trình, anh Hiếu chỉ có thể ở nhà và chờ đợi.
“Nghề này bạc lắm! Có lần, tôi được thuê ra làm công trình ở Hà Nội. Khi tôi hoàn thành công việc, người môi giới đã quỵt lương, bỏ trốn. Lúc ấy, bản thân cũng chỉ có thể tay trắng quay về”, chàng trai nghẹn ngào, nói.
Anh Huy Cường (ngụ tại TPHCM) cho hay anh không thể quên được ngày đầu tiên trở thành người thợ lau kính nhà cao tầng.
“Lúc đầu, tôi sẽ được tập làm quen với những tòa nhà 4-5 tầng, lâu dần sẽ tập làm ở những căn 20, thậm chí là 50 tầng. Cảm giác sợ độ cao, bủn rủn tay chân, hoa mắt là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, khi đã quen với nghề, tôi vẫn cảm thấy khá sợ hãi nếu không thường xuyên thi công ở những tòa nhà nhiều tầng”, anh Cường chia sẻ.
Người thợ nhiều lúc cảm thấy tủi thân khi bị đối xử không tốt (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).
Người thợ nói đùa rằng đây là nghề “không dám gây sự” với bất kỳ ai. Bởi nếu có mâu thuẫn, anh có thể gặp nguy hiểm khi có ai đó tác động đến dây bảo hộ cột trên tầng mái.
“Lắm lúc, tôi còn phải chịu ánh mắt dò xét, khó chịu của người dân khi lau kính ngay căn hộ hay vô tình để lọt bụi vào trong nhà của họ. Những lúc như vậy thì bản thân chỉ có thể nhịn và cười trừ thôi, vì tôi cũng không muốn làm phiền đến người khác”, người thợ trải lòng.
Tuy nhiên, ngoài những kỷ niệm buồn, anh Cường chia sẻ anh cũng không ít lần được người dân đối xử tốt.
“Nhiều người thấy mình cheo leo trên cao thì thấy xót, mở cửa sổ mời mình uống nước, ăn bánh, có người còn lấy điện thoại ra xin chụp ảnh cùng. Những khoảnh khắc đó cũng an ủi tôi phần nào khó khăn trong công việc”, anh Cường nói.
Công việc mang lại thu nhập tương đối cao nhưng lại không ổn định (Ảnh minh họa: Nam Thái).
Dù công việc có nhiều đặc thù vất vả hơn nhiều nghề khác, cả hai người thợ đều khẳng định bản thân còn rất yêu nghề.
“Nghề này giúp tôi kiếm được tiền lo cho vợ, con, ba mẹ nên tôi rất trân trọng. Những khi áp lực, tôi vừa làm, vừa được ngắm nhìn cảnh đẹp của thành phố, xoa dịu mọi căng thẳng trong đầu. Có lẽ đây cũng là một trong những điều khiến tôi cảm thấy nghề này rất thú vị”, anh Hiếu chia sẻ.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T9sfpc
Một ngày giữa tháng 7, khi mặt trời vừa lên, anh Phạm Văn Hiếu (32 tuổi, ngụ tại TPHCM), đi thang máy lên tầng 30 của một tòa nhà ở quận 1 rồi đi thang bộ lên sân thượng.
Hôm ấy, thời tiết trong xanh, thỉnh thoảng có vài cơn gió. Anh Hiếu nhìn xuống mặt đất cách mình hơm một trăm mét, đôi chân có chút bủn rủn.
Cảnh cheo leo trên độ cao hàng trăm mét của người thợ lau kính, sơn tường, khiến nhiều người sợ hãi (Ảnh cắt từ clip: Nhân vật cung cấp).
Hít một hơi, lấy hết can đảm, chàng trai buộc dây bảo hộ, đeo găng tay và mang theo một thùng nước đầy xà phòng. Bên cạnh anh, nhiều đồng nghiệp khác cũng đang thao tác tương tự, chuẩn bị lau chùi những ô cửa kính khó nhằn bên ngoài tòa nhà.
“Nghề này phải làm vào sáng sớm thì mới mau xong việc, không phiền tới người khác”, người thợ cười hiền, nói.
Đúng 7h30, cả nhóm bắt đầu thả dây, đu xuống. Tòa nhà được bọc hoàn toàn bằng kính nên hầu như không có chỗ nào để đeo bám. Hiếu phải cẩn thận thả dây quấn quanh ròng rọc, từ từ lau sạch từng ô kính trước mặt.
Để làm được nghề này, những người thợ phải có sức khỏe bền bỉ, phản xạ nhanh và sự cẩn trọng cao (Ảnh minh họa: Nam Thái).
Bỗng chốc, một cơn gió to thổi đến. Hai sợi dây lập tức đánh đu như con lắc đồng hồ giữa không trung. Hiếu bị thổi đi, văng xa khỏi tòa nhà hàng chục mét rồi đập mạnh người vào ô kính.
Cú đập mạnh khiến đồ nghề vỡ tan tành. Anh Hiếu choáng váng, cố bám lấy sợi dây rồi thả nhanh xuống mặt đất trong 2 phút. Tối đến, anh Hiếu trằn trọc không ngủ được khi mãi nghĩ đến lần thoát chết ngoạn mục ấy.
Là một thợ lau kính, sơn tường cho các tòa nhà cao tầng từ năm 2017, anh Hiếu bộc bạch bản thân đã nhiều lần “chết hụt”. Những lần cheo leo trước gió, dầm mưa làm việc đã là chuyện bình thường đối với anh. Người thợ chia sẻ trong những tình huống nguy hiểm như thế, anh luôn phải bình tĩnh xử lý.
“Có lần, do mải mê trò chuyện với đồng nghiệp, tôi không cột chặt dây bảo hộ. Hậu quả là tôi bị rơi nhanh từ tầng cao xuống đất. May mắn là vẫn giữ được tính mạng”, chàng trai chia sẻ nghề này đòi hỏi người thợ phải có sức khỏe, sự cẩn trọng, phản xạ nhanh, bởi sơ sẩy là mất mạng.
Nghề “không dám gây sự” với ai
Theo anh Hiếu, nỗi sợ lớn nhất của người làm nghề này chính là những cơn gió và trận mưa to. Người thợ luôn phải xem xét thời tiết để điều chỉnh thời gian làm việc cho phù hợp.
Thông thường, anh Hiếu sẽ làm 2 ca/ngày, mỗi ca kéo dài 4-5 tiếng. Song đối với những công trình lớn, để kịp tiến độ, những người làm nghề đôi lúc cũng phải ăn trưa trên không trung.
Bất chấp nguy hiểm, nhiều người thợ chấp nhận cheo leo trên cao để đổi lấy đồng tiền lo cho gia đình (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).
Anh Hiếu cho hay thu nhập của anh dao động 18-20 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này không ổn định. Bởi nếu thời tiết xấu hoặc không có công trình, anh Hiếu chỉ có thể ở nhà và chờ đợi.
“Nghề này bạc lắm! Có lần, tôi được thuê ra làm công trình ở Hà Nội. Khi tôi hoàn thành công việc, người môi giới đã quỵt lương, bỏ trốn. Lúc ấy, bản thân cũng chỉ có thể tay trắng quay về”, chàng trai nghẹn ngào, nói.
Anh Huy Cường (ngụ tại TPHCM) cho hay anh không thể quên được ngày đầu tiên trở thành người thợ lau kính nhà cao tầng.
“Lúc đầu, tôi sẽ được tập làm quen với những tòa nhà 4-5 tầng, lâu dần sẽ tập làm ở những căn 20, thậm chí là 50 tầng. Cảm giác sợ độ cao, bủn rủn tay chân, hoa mắt là điều không thể tránh khỏi. Thậm chí, khi đã quen với nghề, tôi vẫn cảm thấy khá sợ hãi nếu không thường xuyên thi công ở những tòa nhà nhiều tầng”, anh Cường chia sẻ.
Người thợ nhiều lúc cảm thấy tủi thân khi bị đối xử không tốt (Ảnh minh họa: Hữu Nghị).
Người thợ nói đùa rằng đây là nghề “không dám gây sự” với bất kỳ ai. Bởi nếu có mâu thuẫn, anh có thể gặp nguy hiểm khi có ai đó tác động đến dây bảo hộ cột trên tầng mái.
“Lắm lúc, tôi còn phải chịu ánh mắt dò xét, khó chịu của người dân khi lau kính ngay căn hộ hay vô tình để lọt bụi vào trong nhà của họ. Những lúc như vậy thì bản thân chỉ có thể nhịn và cười trừ thôi, vì tôi cũng không muốn làm phiền đến người khác”, người thợ trải lòng.
Tuy nhiên, ngoài những kỷ niệm buồn, anh Cường chia sẻ anh cũng không ít lần được người dân đối xử tốt.
“Nhiều người thấy mình cheo leo trên cao thì thấy xót, mở cửa sổ mời mình uống nước, ăn bánh, có người còn lấy điện thoại ra xin chụp ảnh cùng. Những khoảnh khắc đó cũng an ủi tôi phần nào khó khăn trong công việc”, anh Cường nói.
Công việc mang lại thu nhập tương đối cao nhưng lại không ổn định (Ảnh minh họa: Nam Thái).
Dù công việc có nhiều đặc thù vất vả hơn nhiều nghề khác, cả hai người thợ đều khẳng định bản thân còn rất yêu nghề.
“Nghề này giúp tôi kiếm được tiền lo cho vợ, con, ba mẹ nên tôi rất trân trọng. Những khi áp lực, tôi vừa làm, vừa được ngắm nhìn cảnh đẹp của thành phố, xoa dịu mọi căng thẳng trong đầu. Có lẽ đây cũng là một trong những điều khiến tôi cảm thấy nghề này rất thú vị”, anh Hiếu chia sẻ.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T9sfpc
No comments: