Cựu chiến binh từ tay trắng thành giám đốc xây dựng
Từ hộ nghèo thành giám đốc hợp tác xã xây dựng
Sinh ra trong gia đình truyền thống cách mạng, khi cha và anh trai đều là bộ đội, tham gia kháng chiến. Thế nên học xong lớp 12, ông Phạm Văn Sáng tình nguyện gia nhập quân ngũ với mong muốn cống hiến cho đất nước.
Từ vùng quê Nam Định, ông Sáng chuyển vào trường chuyên môn Kỹ thuật Hải quân (TPHCM) để huấn luyện, tại đây, ông được đào tạo nghề lái tàu.
Tuổi 61, người cựu chiến binh Phạm Văn Sáng vẫn cần mẫn làm việc (Ảnh: Bảo Kỳ).
Năm 1985, lúc ấy ông Sáng 22 tuổi, ông được phân công làm nhiệm vụ ở Lữ đoàn 127 – vùng 5 Hải quân đóng tại TP Phú Quốc (Kiên Giang). Vào giai đoạn đó, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã kết thúc, ông Sáng cùng đơn vị đi tàu qua Campuchia rước bộ đội Việt Nam về nước.
Sau khi xuất ngũ, ông Sáng sinh sống và làm việc ở phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, Cần Thơ, ông cũng thuộc diện hộ nghèo của phường.
Ông Sáng kể, năm 1991, ông quen và kết hôn với bà Vũ Thị Liên, người phụ nữ gốc Hải Dương, không lâu sau cả hai có người con trai đầu lòng. Lúc con trai chào đời là giai đoạn khó khăn nhất, ông phải bươn chải đủ nghề kiếm sống. Ông làm phụ hồ, bốc vác đến bán tấm cám, còn vợ ông làm việc tại công ty lương thực mới đủ lo cái ăn, cái mặc mỗi ngày.
Với tinh thần của người lính, trong vòng 3 năm, ông Sáng đã trả lại sổ hộ nghèo và mở Hợp tác xã (HTX) xây dựng Tiến Lợi chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, san lấp…
“Khi đó tôi có dành dụm được số vốn và có ít tài sản, thấy kinh tế không còn chật vật nên tôi trả sổ nghèo để nhường cho những hoàn cảnh thật sự cần hỗ trợ hơn”, ông Sáng bày tỏ.
Khó khăn ban đầu ông Sáng phải đối diện là thiếu trang thiết bị, máy móc xây dựng, công nhân chưa thạo nghề, khách hàng ít. Đã có thời điểm ông Sáng không cầm cự nổi, tưởng chừng phải bỏ cuộc nhưng nhìn lại những gì trải qua, cựu quân nhân càng quyết tâm phấn đấu.
“Dù làm việc gì tôi cũng dồn hết tâm trí, khi xây nhà cho khách cũng vậy, phải đặt chất lượng, uy tín lên hàng đầu. Mất 4 năm, công việc kinh doanh của HTX mới ổn định, có tệp khách hàng cố định”, ông Sáng kể.
Lúc mới thành lập, HTX có 9 thành viên, đến nay số lượng công nhân làm việc khoảng 60-70 người. Ông còn đào tạo dạy nghề cho 120 xã viên, người lao động. Việc làm ăn thuận lợi, ông Sáng cũng tăng chế độ đãi ngộ, lương bổng cho công nhân, thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/tháng.
Việc kinh doanh ở hợp tác xã giúp ông Sáng và người lao động có nguồn thu nhập ổn định trong suốt nhiều năm qua (Ảnh: Bảo Kỳ).
Tích cực đóng góp vào các hoạt động thiện nguyện tại địa phương
Quá trình làm việc, ông Sáng nhận thấy vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xuống cấp, không có tiền sửa chữa, xây mới. Từ đó, người cựu chiến binh quyết định theo đuổi việc làm mang tính nhân văn là nhận thi công các công trình phúc lợi công cộng ở địa phương, như: Xây dựng nhà đại đoàn kết, mái ấm tình thương, nhà đồng đội…
Đến nay, ông Sáng đã thi công hơn 1.000 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với phương châm: “Không tính lợi nhuận, xây dựng đúng giá trị của từng căn nhà theo quy định”. Những gia đình đặc biệt khó khăn, trong quá trình xây dựng nhà, ông Sáng sẵn sàng hỗ trợ từ 2 đến 3 triệu đồng để sắm sửa thêm vật dụng trong gia đình.
“Từng trải qua cảnh nghèo nên tôi thấu hiểu khó khăn, thiếu thốn của bà con. Đến nay, điều kiện kinh tế gia đình khấm khá, tôi luôn mong muốn giúp mọi người, mọi nhà được thoát nghèo”, ông Sáng tâm sự.
Với những việc làm của mình, ông Sáng đã được các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen, được Ban Thường vụ Quận ủy Bình Thủy khen thưởng có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vừa qua, HTX xây dựng của của ông được công nhận là HTX điển hình, nhận lá cờ dẫn đầu phong trào thi đua năm 2023 của UBND TP Cần thơ.
Ông Sáng giám sát tiến độ thi công nhà ở cho khách hàng (Ảnh: Bảo Kỳ).
Những năm qua, ông Sáng là một trong những cá nhân tiêu biểu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và hoạt động từ thiện ở địa phương.
Về gia đình, ông Sáng là người chồng, người cha mẫu mực, nuôi dạy được 3 người con trai ăn học nên người và có công việc ổn định.
Bà Nguyễn Thị Bảy, Phó Chủ tịch UBND phường Trà Nóc cho biết: “Ông Sáng rất nhiệt huyết hỗ trợ địa phương các công trình, phần việc an sinh xã hội. Điển hình như các công trình không đảm bảo về kinh phí, ông vẫn tích cực hỗ trợ, hoàn toàn không đặt phần lợi nhuận vào công trình, phần việc. Chủ yếu ông chỉ giải quyết vấn đề nhân công trong HTX có thu nhập ổn định”.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TB5311
Sinh ra trong gia đình truyền thống cách mạng, khi cha và anh trai đều là bộ đội, tham gia kháng chiến. Thế nên học xong lớp 12, ông Phạm Văn Sáng tình nguyện gia nhập quân ngũ với mong muốn cống hiến cho đất nước.
Từ vùng quê Nam Định, ông Sáng chuyển vào trường chuyên môn Kỹ thuật Hải quân (TPHCM) để huấn luyện, tại đây, ông được đào tạo nghề lái tàu.
Tuổi 61, người cựu chiến binh Phạm Văn Sáng vẫn cần mẫn làm việc (Ảnh: Bảo Kỳ).
Năm 1985, lúc ấy ông Sáng 22 tuổi, ông được phân công làm nhiệm vụ ở Lữ đoàn 127 – vùng 5 Hải quân đóng tại TP Phú Quốc (Kiên Giang). Vào giai đoạn đó, cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam đã kết thúc, ông Sáng cùng đơn vị đi tàu qua Campuchia rước bộ đội Việt Nam về nước.
Sau khi xuất ngũ, ông Sáng sinh sống và làm việc ở phường Trà Nóc, quận Bình Thủy, Cần Thơ, ông cũng thuộc diện hộ nghèo của phường.
Ông Sáng kể, năm 1991, ông quen và kết hôn với bà Vũ Thị Liên, người phụ nữ gốc Hải Dương, không lâu sau cả hai có người con trai đầu lòng. Lúc con trai chào đời là giai đoạn khó khăn nhất, ông phải bươn chải đủ nghề kiếm sống. Ông làm phụ hồ, bốc vác đến bán tấm cám, còn vợ ông làm việc tại công ty lương thực mới đủ lo cái ăn, cái mặc mỗi ngày.
Với tinh thần của người lính, trong vòng 3 năm, ông Sáng đã trả lại sổ hộ nghèo và mở Hợp tác xã (HTX) xây dựng Tiến Lợi chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, san lấp…
“Khi đó tôi có dành dụm được số vốn và có ít tài sản, thấy kinh tế không còn chật vật nên tôi trả sổ nghèo để nhường cho những hoàn cảnh thật sự cần hỗ trợ hơn”, ông Sáng bày tỏ.
Khó khăn ban đầu ông Sáng phải đối diện là thiếu trang thiết bị, máy móc xây dựng, công nhân chưa thạo nghề, khách hàng ít. Đã có thời điểm ông Sáng không cầm cự nổi, tưởng chừng phải bỏ cuộc nhưng nhìn lại những gì trải qua, cựu quân nhân càng quyết tâm phấn đấu.
“Dù làm việc gì tôi cũng dồn hết tâm trí, khi xây nhà cho khách cũng vậy, phải đặt chất lượng, uy tín lên hàng đầu. Mất 4 năm, công việc kinh doanh của HTX mới ổn định, có tệp khách hàng cố định”, ông Sáng kể.
Lúc mới thành lập, HTX có 9 thành viên, đến nay số lượng công nhân làm việc khoảng 60-70 người. Ông còn đào tạo dạy nghề cho 120 xã viên, người lao động. Việc làm ăn thuận lợi, ông Sáng cũng tăng chế độ đãi ngộ, lương bổng cho công nhân, thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/tháng.
Việc kinh doanh ở hợp tác xã giúp ông Sáng và người lao động có nguồn thu nhập ổn định trong suốt nhiều năm qua (Ảnh: Bảo Kỳ).
Tích cực đóng góp vào các hoạt động thiện nguyện tại địa phương
Quá trình làm việc, ông Sáng nhận thấy vẫn còn nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, nhà ở xuống cấp, không có tiền sửa chữa, xây mới. Từ đó, người cựu chiến binh quyết định theo đuổi việc làm mang tính nhân văn là nhận thi công các công trình phúc lợi công cộng ở địa phương, như: Xây dựng nhà đại đoàn kết, mái ấm tình thương, nhà đồng đội…
Đến nay, ông Sáng đã thi công hơn 1.000 căn nhà cho hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn với phương châm: “Không tính lợi nhuận, xây dựng đúng giá trị của từng căn nhà theo quy định”. Những gia đình đặc biệt khó khăn, trong quá trình xây dựng nhà, ông Sáng sẵn sàng hỗ trợ từ 2 đến 3 triệu đồng để sắm sửa thêm vật dụng trong gia đình.
“Từng trải qua cảnh nghèo nên tôi thấu hiểu khó khăn, thiếu thốn của bà con. Đến nay, điều kiện kinh tế gia đình khấm khá, tôi luôn mong muốn giúp mọi người, mọi nhà được thoát nghèo”, ông Sáng tâm sự.
Với những việc làm của mình, ông Sáng đã được các cấp tặng nhiều bằng khen, giấy khen, được Ban Thường vụ Quận ủy Bình Thủy khen thưởng có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Vừa qua, HTX xây dựng của của ông được công nhận là HTX điển hình, nhận lá cờ dẫn đầu phong trào thi đua năm 2023 của UBND TP Cần thơ.
Ông Sáng giám sát tiến độ thi công nhà ở cho khách hàng (Ảnh: Bảo Kỳ).
Những năm qua, ông Sáng là một trong những cá nhân tiêu biểu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội và hoạt động từ thiện ở địa phương.
Về gia đình, ông Sáng là người chồng, người cha mẫu mực, nuôi dạy được 3 người con trai ăn học nên người và có công việc ổn định.
Bà Nguyễn Thị Bảy, Phó Chủ tịch UBND phường Trà Nóc cho biết: “Ông Sáng rất nhiệt huyết hỗ trợ địa phương các công trình, phần việc an sinh xã hội. Điển hình như các công trình không đảm bảo về kinh phí, ông vẫn tích cực hỗ trợ, hoàn toàn không đặt phần lợi nhuận vào công trình, phần việc. Chủ yếu ông chỉ giải quyết vấn đề nhân công trong HTX có thu nhập ổn định”.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/TB5311
No comments: