Ông chủ giống bơ quý kể về gốc bơ “trời ban” trong vườn nhà
Cây bơ lạ trong vườn nhà
Ông Nguyễn Văn Dậu (54 tuổi, trú thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) được biết đến là “cha đẻ” của giống bơ 034 nổi tiếng tại Lâm Đồng nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung.
Năm 1991, ông Dậu mua lại mảnh vườn của một người dân để trồng cà phê và các loại cây ăn quả. Trong lúc phát cỏ để chuẩn bị trồng cây, ông này phát hiện góc vườn có gốc bơ mọc hoang dại, cao khoảng 3m, đường kính thân khoảng 10cm.
“Lúc đó, tôi nghĩ cây bơ thông thường và để lại trồng cho vui”, ông Dậu chia sẻ.
Từ gốc bơ “trời ban”, ông Nguyễn Văn Dậu nhân rộng lên 5ha (Ảnh: Minh Hậu).
Khoảng năm 1993, cây bơ mọc hoang bắt đầu ra hoa, kết quả. “Điều đặc biệt, quả của cây này không to tròn như những giống bơ truyền thống mà dài, khác lạ”, ông Dậu kể.
Thời điểm đó, thấy cây bơ cho quả với hình thù khác lạ, chủ vườn tìm đến gặp những người chuyên trồng bơ trong vùng để hỏi thăm, nắm bắt thông tin nhưng những người ông gặp đều không biết về loại bơ này.
Vụ mùa năm đó, những quả bơ lạ bắt đầu chín, ông Dậu thu hoạch, ăn thử thì thấy phần cơm bên trong có màu vàng, dẻo. Đặc biệt, trái bơ dài có hương vị ngon hơn hẳn so với nhiều loại bơ khác trong vùng.
Có được những quả bơ ngon, ông Dậu mang tặng người thân, bạn bè, hàng xóm dùng thử. “Hồi đó, ai ăn cũng khen bơ ngon, béo”, ông Dũng nói.
Nguồn gốc tên gọi bơ 034
Năm 2009, tại thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp, cây ăn quả Lâm Đồng (nay là Trung tâm giống và Vật tư nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lâm Đồng) tổ chức Hội thi cây bơ năng suất cao, chất lượng tốt. Thời gian này, Phòng NN&PTNT huyện Bảo Lâm chọn những quả bơ lạ của gia đình ông Dậu đưa đi dự thi.
Gốc bơ “trời ban” được gia đình ông Nguyễn Văn Dậu phát hiện năm 1991 và đến nay, cây này đã vươn cao hàng chục mét (Ảnh: Minh Hậu).
Ông Dậu cho biết, tại cuộc thi, những quả bơ dài, không tên của gia đình được đánh mã số 034/09. Kết thúc cuộc thi, những quả bơ của gia đình ông Dậu được trao giải nhì (không có giải nhất) và tên giống bơ 034 được khai sinh từ đó.
Đến ngày 8/10/2010, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng có quyết định công nhận cây bơ 034 của gia đình ông Nguyễn Văn Dậu là cây đầu dòng.
“Kể từ đó, giống bơ lạ của gia đình tôi được nhân rộng, không những phổ biến ra toàn tỉnh Lâm Đồng mà phát triển ra khắp vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ… với tên gọi bơ 034”, ông Dậu chia sẻ.
Hiện nay, từ gốc bơ 034 đầu dòng, gia đình ông Dậu mở rộng sản xuất lên 5ha. Với diện tích trồng này, năm 2023, gia đình ông thu về 70 tấn bơ chính vụ và 10 tấn bơ trái vụ.
“Mùa vụ năm nay, gia đình tôi dự kiến thu hoạch khoảng 80 tấn bơ chính vụ và gần 10 tấn bơ trái vụ. Năm 2023, gia đình cũng sản xuất và cung cấp ra thị trường 4.000 cây giống bơ 034 (giống ghép) với mức giá 50.000 đồng/cây”, chủ nhân gốc bơ 034 chia sẻ.
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bảo Lâm cho biết, từ gốc bơ 034 đầu dòng của gia đình ông Nguyễn Văn Dậu, hiện giống cây trồng này đã được nhân rộng, phổ biến rộng rãi ra thị trường.
Giống bơ 034 có nguồn gốc từ gia đình ông Dậu cho năng suất cao (Ảnh: Minh Hậu).
“Bơ 034 khi bước vào giai đoạn kinh doanh cho năng suất cao, 100-200kg quả/cây. Cơm bơ màu vàng đẹp, ăn ngon, được người dùng ưa chuộng”, ông Nguyễn Quang Huy chia sẻ.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, bơ 034 là đặc sản của địa phương. Hiện nay, tỉnh khuyến khích phát triển sản xuất giống cây trồng này tại các vùng có điều kiện phù hợp về đất đai, khí hậu, trồng xen trong các vườn cà phê để tăng hiệu quả sản xuất và làm cây bóng mát, tạo cảnh quan cho vườn cà phê.
Hiện, toàn tỉnh Lâm Đồng có 9.085ha bơ, trong đó diện tích bơ 034 đạt 6.814ha. Tổng sản lượng bơ năm 2023 của tỉnh Lâm Đồng khoảng trên 76.000 tấn. Kế hoạch đến năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng có 9.640ha bơ, trong đó bơ 034 đạt 7.230ha.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T8462Y
Ông Nguyễn Văn Dậu (54 tuổi, trú thị trấn Lộc Thắng, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) được biết đến là “cha đẻ” của giống bơ 034 nổi tiếng tại Lâm Đồng nói riêng, vùng Tây Nguyên nói chung.
Năm 1991, ông Dậu mua lại mảnh vườn của một người dân để trồng cà phê và các loại cây ăn quả. Trong lúc phát cỏ để chuẩn bị trồng cây, ông này phát hiện góc vườn có gốc bơ mọc hoang dại, cao khoảng 3m, đường kính thân khoảng 10cm.
“Lúc đó, tôi nghĩ cây bơ thông thường và để lại trồng cho vui”, ông Dậu chia sẻ.
Từ gốc bơ “trời ban”, ông Nguyễn Văn Dậu nhân rộng lên 5ha (Ảnh: Minh Hậu).
Khoảng năm 1993, cây bơ mọc hoang bắt đầu ra hoa, kết quả. “Điều đặc biệt, quả của cây này không to tròn như những giống bơ truyền thống mà dài, khác lạ”, ông Dậu kể.
Thời điểm đó, thấy cây bơ cho quả với hình thù khác lạ, chủ vườn tìm đến gặp những người chuyên trồng bơ trong vùng để hỏi thăm, nắm bắt thông tin nhưng những người ông gặp đều không biết về loại bơ này.
Vụ mùa năm đó, những quả bơ lạ bắt đầu chín, ông Dậu thu hoạch, ăn thử thì thấy phần cơm bên trong có màu vàng, dẻo. Đặc biệt, trái bơ dài có hương vị ngon hơn hẳn so với nhiều loại bơ khác trong vùng.
Có được những quả bơ ngon, ông Dậu mang tặng người thân, bạn bè, hàng xóm dùng thử. “Hồi đó, ai ăn cũng khen bơ ngon, béo”, ông Dũng nói.
Nguồn gốc tên gọi bơ 034
Năm 2009, tại thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp, cây ăn quả Lâm Đồng (nay là Trung tâm giống và Vật tư nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lâm Đồng) tổ chức Hội thi cây bơ năng suất cao, chất lượng tốt. Thời gian này, Phòng NN&PTNT huyện Bảo Lâm chọn những quả bơ lạ của gia đình ông Dậu đưa đi dự thi.
Gốc bơ “trời ban” được gia đình ông Nguyễn Văn Dậu phát hiện năm 1991 và đến nay, cây này đã vươn cao hàng chục mét (Ảnh: Minh Hậu).
Ông Dậu cho biết, tại cuộc thi, những quả bơ dài, không tên của gia đình được đánh mã số 034/09. Kết thúc cuộc thi, những quả bơ của gia đình ông Dậu được trao giải nhì (không có giải nhất) và tên giống bơ 034 được khai sinh từ đó.
Đến ngày 8/10/2010, Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng có quyết định công nhận cây bơ 034 của gia đình ông Nguyễn Văn Dậu là cây đầu dòng.
“Kể từ đó, giống bơ lạ của gia đình tôi được nhân rộng, không những phổ biến ra toàn tỉnh Lâm Đồng mà phát triển ra khắp vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ… với tên gọi bơ 034”, ông Dậu chia sẻ.
Hiện nay, từ gốc bơ 034 đầu dòng, gia đình ông Dậu mở rộng sản xuất lên 5ha. Với diện tích trồng này, năm 2023, gia đình ông thu về 70 tấn bơ chính vụ và 10 tấn bơ trái vụ.
“Mùa vụ năm nay, gia đình tôi dự kiến thu hoạch khoảng 80 tấn bơ chính vụ và gần 10 tấn bơ trái vụ. Năm 2023, gia đình cũng sản xuất và cung cấp ra thị trường 4.000 cây giống bơ 034 (giống ghép) với mức giá 50.000 đồng/cây”, chủ nhân gốc bơ 034 chia sẻ.
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bảo Lâm cho biết, từ gốc bơ 034 đầu dòng của gia đình ông Nguyễn Văn Dậu, hiện giống cây trồng này đã được nhân rộng, phổ biến rộng rãi ra thị trường.
Giống bơ 034 có nguồn gốc từ gia đình ông Dậu cho năng suất cao (Ảnh: Minh Hậu).
“Bơ 034 khi bước vào giai đoạn kinh doanh cho năng suất cao, 100-200kg quả/cây. Cơm bơ màu vàng đẹp, ăn ngon, được người dùng ưa chuộng”, ông Nguyễn Quang Huy chia sẻ.
Lãnh đạo Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, bơ 034 là đặc sản của địa phương. Hiện nay, tỉnh khuyến khích phát triển sản xuất giống cây trồng này tại các vùng có điều kiện phù hợp về đất đai, khí hậu, trồng xen trong các vườn cà phê để tăng hiệu quả sản xuất và làm cây bóng mát, tạo cảnh quan cho vườn cà phê.
Hiện, toàn tỉnh Lâm Đồng có 9.085ha bơ, trong đó diện tích bơ 034 đạt 6.814ha. Tổng sản lượng bơ năm 2023 của tỉnh Lâm Đồng khoảng trên 76.000 tấn. Kế hoạch đến năm 2025, toàn tỉnh Lâm Đồng có 9.640ha bơ, trong đó bơ 034 đạt 7.230ha.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T8462Y
No comments: