Nghỉ việc, có nên rời đi trong im lặng?
Vậy nên nghỉ việc như thế nào để thể hiện sự tôn trọng với công việc và mọi người có liên quan?
Thái độ có quan trọng hơn trình độ?
Nghỉ việc đánh dấu sự kết thúc của một hành trình gắn bó với công việc, công ty nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyện nghỉ việc như: áp lực công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp, bất đồng với sếp, không phù hợp với định hướng tương lai… Trong một số trường hợp, vì có trải nghiệm không tốt với công ty, nhiều người chọn cách ra đi trong im lặng, không một lời tạm biệt.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Yến (24 tuổi, ở TP.HCM) chia sẻ, trước đây sếp chị không có ấn tượng tốt với các bạn Gen Z. Vì từng có một số bạn vào công ty thử việc sau đó biến mất không một lời giải thích.
“Tôi được biết, một số bạn nhân viên trước đây của công ty không trình báo với sếp lời nào khi họ nghỉ việc. Họ thích thì làm, không thích thì nghỉ. Sau khi họ đi, khối lượng công việc họ để lại cũng rất dang dở khiến mọi người phải chao đảo mấy ngày liền”, chị Yến kể.
Chị Yến cho biết thêm, sếp chị rất xem trọng thái độ của nhân viên khi nghỉ việc. Một người có năng lực tốt đến đâu nhưng thái độ không tốt thì cũng khó lòng mà gắn bó được với tập thể lâu dài. Bản thân chị cho rằng, nghỉ việc không phải cắt đứt mối liên hệ hoàn toàn, nó còn là sự khởi đầu cho một hành trình mới. Nếu chúng ta không ứng xử tử tế, có thể sẽ ảnh hưởng danh tiếng về sau.
“Chính vì một số bạn có thái độ không tốt như thế nên Gen Z nói chung cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Bản thân là một người trẻ, tôi nghĩ nếu sau này mình có nghỉ việc, tôi cũng phải sắp xếp mọi thứ chỉn chu như khi đi ứng tuyển. Chúng ta cũng nên chào tạm biệt những người đã gắn bó với mình thời gian qua, nói lời cảm ơn vì họ đã dìu dắt nâng đỡ dù là ít hay nhiều”, chị Yến nói.
Nghỉ việc cũng phải “ngầu”
“Nghỉ việc không có gì là xấu, nó chỉ xấu khi chúng ta nghỉ không đúng cách. Bản thân tôi từng nghỉ việc ở 2 công ty, lần nào tôi cũng lên kế hoạch trước đó khoảng 2 tháng. Báo cáo với cấp trên, chuẩn bị giấy tờ, giải quyết công việc tồn đọng, báo tin với đồng nghiệp… Tôi nghĩ đó là những điều cần phải có trước khi chúng ta nghỉ hoàn toàn”, anh Nguyễn Anh (43 tuổi, ở TP.HCM) cho biết.
Chuyện nghỉ việc cũng nên làm một cách đàng hoàng, tử tế
NGUỒN ẢNH: PIXABAY
Anh Nguyễn Anh làm việc ở một công ty may mặc, mỗi người sẽ đảm nhận một nhiệm vụ trong dây chuyền sản xuất. Vậy nên, chỉ cần một người nghỉ việc, công việc của những người khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Đó là lý do mà anh hay bất kỳ ai trong công ty đều phải thông báo sớm về kế hoạch nghỉ việc của mình để ban quản lý kịp thời điều phối.
Theo anh Nguyễn Anh, một trong những điều quan trọng cần làm trước khi nghỉ việc chính là bàn giao công việc và quyết toán tiền bạc, giấy tờ. Những khoản tiền như lương, trợ cấp, bảo hiểm… nên được minh bạch để tránh xảy ra vấn đề sau này. Anh cũng chia sẻ thêm, trước khi nghỉ, anh sẽ bàn giao toàn bộ tài sản của công ty mình đang giữ như máy tính, dụng cụ làm việc… Anh cũng sẽ trả lại tài khoản cá nhân được cấp từ lúc vào làm để không còn vướng mắc nào khác.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Thu (26 tuổi, ở TP.Thủ Đức) nói rằng theo quan sát của chị, ở giai đoạn cuối trước khi nghỉ việc, có nhiều người tỏ vẻ xao nhãng, không tập trung vào công việc. Vì ở thời điểm đó, họ đã chuẩn bị sẵn tâm lý nghỉ việc nên khá “bất cần”, điều này ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ công việc chung, khiến đồng nghiệp không thoải mái.
“Đặt mình vào trường hợp đó, tôi nghĩ mình sẽ cố gắng làm tốt, đúng và đủ nhiệm vụ của mình cho đến ngày cuối cùng. Nhiều người có tư tưởng sắp nghỉ, nếu bị sếp mắng hay đuổi thì đi luôn, không có gì phải sợ. Nhưng thật ra, điều đó khiến cho những ấn tượng đẹp mà bạn tạo dựng suốt quá trình vừa qua bị ảnh hưởng. Dù sao đi nữa cũng nên dành cho công ty, sếp và đồng nghiệp sự tôn trọng đến phút cuối”, chị Thu nói.
Chị M.N, quản lý nhân sự tại một công ty tư vấn dịch vụ kế toán tài chính cho biết, bất kỳ công ty, người lãnh đạo nào cũng sẽ tôn trọng quyết định của nhân viên. Nghỉ việc là quyết định mang tính cá nhân nhưng cũng cần phải giữ cho tập thể sự tôn trọng. Nếu thích thì làm, không thích thì nghỉ thì bản thân chúng ta khó lòng phát triển, gắn bó lâu dài với bất kỳ tổ chức nào. Nhất là các bạn trẻ, các bạn giỏi và có nhiều sự lựa chọn thì càng phải trân trọng công ty, người sếp đã dẫn dắt mình dù là ít hay nhiều.
Lao động – Tin Tức Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/T7vbC0
Thái độ có quan trọng hơn trình độ?
Nghỉ việc đánh dấu sự kết thúc của một hành trình gắn bó với công việc, công ty nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chuyện nghỉ việc như: áp lực công việc, mâu thuẫn với đồng nghiệp, bất đồng với sếp, không phù hợp với định hướng tương lai… Trong một số trường hợp, vì có trải nghiệm không tốt với công ty, nhiều người chọn cách ra đi trong im lặng, không một lời tạm biệt.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Yến (24 tuổi, ở TP.HCM) chia sẻ, trước đây sếp chị không có ấn tượng tốt với các bạn Gen Z. Vì từng có một số bạn vào công ty thử việc sau đó biến mất không một lời giải thích.
“Tôi được biết, một số bạn nhân viên trước đây của công ty không trình báo với sếp lời nào khi họ nghỉ việc. Họ thích thì làm, không thích thì nghỉ. Sau khi họ đi, khối lượng công việc họ để lại cũng rất dang dở khiến mọi người phải chao đảo mấy ngày liền”, chị Yến kể.
Chị Yến cho biết thêm, sếp chị rất xem trọng thái độ của nhân viên khi nghỉ việc. Một người có năng lực tốt đến đâu nhưng thái độ không tốt thì cũng khó lòng mà gắn bó được với tập thể lâu dài. Bản thân chị cho rằng, nghỉ việc không phải cắt đứt mối liên hệ hoàn toàn, nó còn là sự khởi đầu cho một hành trình mới. Nếu chúng ta không ứng xử tử tế, có thể sẽ ảnh hưởng danh tiếng về sau.
“Chính vì một số bạn có thái độ không tốt như thế nên Gen Z nói chung cũng bị ảnh hưởng khá nhiều. Bản thân là một người trẻ, tôi nghĩ nếu sau này mình có nghỉ việc, tôi cũng phải sắp xếp mọi thứ chỉn chu như khi đi ứng tuyển. Chúng ta cũng nên chào tạm biệt những người đã gắn bó với mình thời gian qua, nói lời cảm ơn vì họ đã dìu dắt nâng đỡ dù là ít hay nhiều”, chị Yến nói.
Nghỉ việc cũng phải “ngầu”
“Nghỉ việc không có gì là xấu, nó chỉ xấu khi chúng ta nghỉ không đúng cách. Bản thân tôi từng nghỉ việc ở 2 công ty, lần nào tôi cũng lên kế hoạch trước đó khoảng 2 tháng. Báo cáo với cấp trên, chuẩn bị giấy tờ, giải quyết công việc tồn đọng, báo tin với đồng nghiệp… Tôi nghĩ đó là những điều cần phải có trước khi chúng ta nghỉ hoàn toàn”, anh Nguyễn Anh (43 tuổi, ở TP.HCM) cho biết.
Chuyện nghỉ việc cũng nên làm một cách đàng hoàng, tử tế
NGUỒN ẢNH: PIXABAY
Anh Nguyễn Anh làm việc ở một công ty may mặc, mỗi người sẽ đảm nhận một nhiệm vụ trong dây chuyền sản xuất. Vậy nên, chỉ cần một người nghỉ việc, công việc của những người khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Đó là lý do mà anh hay bất kỳ ai trong công ty đều phải thông báo sớm về kế hoạch nghỉ việc của mình để ban quản lý kịp thời điều phối.
Theo anh Nguyễn Anh, một trong những điều quan trọng cần làm trước khi nghỉ việc chính là bàn giao công việc và quyết toán tiền bạc, giấy tờ. Những khoản tiền như lương, trợ cấp, bảo hiểm… nên được minh bạch để tránh xảy ra vấn đề sau này. Anh cũng chia sẻ thêm, trước khi nghỉ, anh sẽ bàn giao toàn bộ tài sản của công ty mình đang giữ như máy tính, dụng cụ làm việc… Anh cũng sẽ trả lại tài khoản cá nhân được cấp từ lúc vào làm để không còn vướng mắc nào khác.
Chị Nguyễn Thị Cẩm Thu (26 tuổi, ở TP.Thủ Đức) nói rằng theo quan sát của chị, ở giai đoạn cuối trước khi nghỉ việc, có nhiều người tỏ vẻ xao nhãng, không tập trung vào công việc. Vì ở thời điểm đó, họ đã chuẩn bị sẵn tâm lý nghỉ việc nên khá “bất cần”, điều này ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ công việc chung, khiến đồng nghiệp không thoải mái.
“Đặt mình vào trường hợp đó, tôi nghĩ mình sẽ cố gắng làm tốt, đúng và đủ nhiệm vụ của mình cho đến ngày cuối cùng. Nhiều người có tư tưởng sắp nghỉ, nếu bị sếp mắng hay đuổi thì đi luôn, không có gì phải sợ. Nhưng thật ra, điều đó khiến cho những ấn tượng đẹp mà bạn tạo dựng suốt quá trình vừa qua bị ảnh hưởng. Dù sao đi nữa cũng nên dành cho công ty, sếp và đồng nghiệp sự tôn trọng đến phút cuối”, chị Thu nói.
Chị M.N, quản lý nhân sự tại một công ty tư vấn dịch vụ kế toán tài chính cho biết, bất kỳ công ty, người lãnh đạo nào cũng sẽ tôn trọng quyết định của nhân viên. Nghỉ việc là quyết định mang tính cá nhân nhưng cũng cần phải giữ cho tập thể sự tôn trọng. Nếu thích thì làm, không thích thì nghỉ thì bản thân chúng ta khó lòng phát triển, gắn bó lâu dài với bất kỳ tổ chức nào. Nhất là các bạn trẻ, các bạn giỏi và có nhiều sự lựa chọn thì càng phải trân trọng công ty, người sếp đã dẫn dắt mình dù là ít hay nhiều.
Lao động – Tin Tức Việc làm
Nguồn: Sưu Tầm
http://dlvr.it/T7vbC0
No comments: