Nghề đóng “thuyền chiến”, nhìn mật hiệu để gọi tên thợ
Đã gần qua tuổi 75, sức khỏe có phần giảm sút nhưng ông Phạm Nhứt (ở thôn Đông Thạnh Tây, xã Tam Hòa, huyện Núi Thành, Quảng Nam) vẫn chưa rời cái bào, cái đục cùng nghề đóng thuyền đua.
Ông Phạm Nhứt, người đóng thuyền đua nức tiếng xứ Quảng (Ảnh: Ngô Linh).
Chưa một lần cầm chèo thi thố tài năng, nhưng được sinh ra trong một gia đình có truyền thống đóng thuyền đua hiếm hoi ở Quảng Nam, ông Phạm Nhứt luôn được các đội đua thuyền nể phục bởi kỹ thuật đóng thuyền điêu luyện.
Những chiếc thuyền qua bàn tay tài hoa của ông đã giành chiến thắng ở nhiều giải đua lớn nhỏ; không chỉ ở phạm vi vùng sông nước xứ Quảng mà còn ở nhiều tỉnh, thành miền Trung.
Nghề đóng thuyền đua của gia đình ông Nhứt đã truyền qua nhiều đời, hơn 150 năm phát triển và 2 con trai ông hiện là thế hệ thứ 5 giữ nghề.
Nghề đóng “thuyền chiến” ở Quảng Nam, nhìn mật hiệu để gọi tên xưởng (Video: Ngô Linh).
Ông Phạm Nhứt kể lại, cha ông lúc sinh thời là một người mê đua thuyền. Hễ có hội đua thuyền ở đâu, dù trong nhà có cưới hỏi, giỗ chạp, cụ đều phải dừng việc để đi xem.
Mê đến nỗi cụ dặn dò con cháu, nếu có ngày hội đua thuyền, dù có là đám giỗ cũng phải… đình lại hôm khác để con cháu được đi xem. Niềm đam mê ấy được truyền qua các thế hệ của gia đình có nghề truyền thống đóng thuyền đua này.
Theo lời ông Phạm Nhứt, đây là nghề gia truyền từ bao đời, các thế hệ đều tự học, tự mày mò để đóng được những chiếc thuyền vừa nhẹ, vừa chắc, đảm bảo uy lực trên sóng nước.
Mỗi cơ sở đều có mật hiệu riêng ở đuôi thuyền để dễ phân biệt (Ảnh: Ngô Linh).
Ban đầu, gia đình ông chỉ đóng thuyền cho một vài đội đua ở huyện Núi Thành. Thấy thuyền ông đóng có tiếng, nhiều đơn vị khác tìm đến đặt hàng. Giờ đây, hễ nói đến thuyền đua xứ Quảng là phải nhắc đến ông Phạm Nhứt.
Ông Nhứt không nhớ mình đã đóng bao nhiêu chiếc thuyền đua, chỉ biết con số ấy rất lớn. Theo ông, đóng ghe làm nghề trên biển, trên đầm cần độ chính xác cao đã khó, đóng thuyền đua càng đòi hỏi cao hơn.
Chiếc thuyền nhẹ, hạn chế tối đa lực cản của nước và gió, đạt vận tốc cao nhất sẽ góp khoảng 50% vào chiến thắng trong mỗi cuộc đua.
Anh Phạm Phú Phước, con trai đầu của ông Nhứt, cũng là một người mê đua thuyền như cha. Theo cha học nghề từ tuổi đôi mươi, giờ đây anh Phước cùng em trai có thể tự đóng hoàn chỉnh chiếc thuyền đua.
Anh Phạm Phú Phước là truyền nhân đời thứ 5 của gia đình đóng thuyền đua (Ảnh: Ngô Linh).
Ông Phạm Nhứt rất tự hào về những người con của mình, bởi cuộc sống hiện đại có quá nhiều thứ để quan tâm, quá nhiều điều thu hút giới trẻ mà các con vẫn một lòng theo đuổi nghề truyền thống của gia đình. Ông Nhứt bảo đó là cái phúc của gia đình.
Mỗi năm, cơ sở của gia đình ông Nhứt cung ứng cho các đội đua 7-16 chiếc thuyền. Từ năm 2019 đến nay, số lượng đặt hàng luôn tăng. Giá các loại thuyền đua ở mức 45-100 triệu đồng/chiếc tùy kích thước. Thuyền đua của gia đình ông cung ứng khắp Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)…
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T8tR5N
Ông Phạm Nhứt, người đóng thuyền đua nức tiếng xứ Quảng (Ảnh: Ngô Linh).
Chưa một lần cầm chèo thi thố tài năng, nhưng được sinh ra trong một gia đình có truyền thống đóng thuyền đua hiếm hoi ở Quảng Nam, ông Phạm Nhứt luôn được các đội đua thuyền nể phục bởi kỹ thuật đóng thuyền điêu luyện.
Những chiếc thuyền qua bàn tay tài hoa của ông đã giành chiến thắng ở nhiều giải đua lớn nhỏ; không chỉ ở phạm vi vùng sông nước xứ Quảng mà còn ở nhiều tỉnh, thành miền Trung.
Nghề đóng thuyền đua của gia đình ông Nhứt đã truyền qua nhiều đời, hơn 150 năm phát triển và 2 con trai ông hiện là thế hệ thứ 5 giữ nghề.
Nghề đóng “thuyền chiến” ở Quảng Nam, nhìn mật hiệu để gọi tên xưởng (Video: Ngô Linh).
Ông Phạm Nhứt kể lại, cha ông lúc sinh thời là một người mê đua thuyền. Hễ có hội đua thuyền ở đâu, dù trong nhà có cưới hỏi, giỗ chạp, cụ đều phải dừng việc để đi xem.
Mê đến nỗi cụ dặn dò con cháu, nếu có ngày hội đua thuyền, dù có là đám giỗ cũng phải… đình lại hôm khác để con cháu được đi xem. Niềm đam mê ấy được truyền qua các thế hệ của gia đình có nghề truyền thống đóng thuyền đua này.
Theo lời ông Phạm Nhứt, đây là nghề gia truyền từ bao đời, các thế hệ đều tự học, tự mày mò để đóng được những chiếc thuyền vừa nhẹ, vừa chắc, đảm bảo uy lực trên sóng nước.
Mỗi cơ sở đều có mật hiệu riêng ở đuôi thuyền để dễ phân biệt (Ảnh: Ngô Linh).
Ban đầu, gia đình ông chỉ đóng thuyền cho một vài đội đua ở huyện Núi Thành. Thấy thuyền ông đóng có tiếng, nhiều đơn vị khác tìm đến đặt hàng. Giờ đây, hễ nói đến thuyền đua xứ Quảng là phải nhắc đến ông Phạm Nhứt.
Ông Nhứt không nhớ mình đã đóng bao nhiêu chiếc thuyền đua, chỉ biết con số ấy rất lớn. Theo ông, đóng ghe làm nghề trên biển, trên đầm cần độ chính xác cao đã khó, đóng thuyền đua càng đòi hỏi cao hơn.
Chiếc thuyền nhẹ, hạn chế tối đa lực cản của nước và gió, đạt vận tốc cao nhất sẽ góp khoảng 50% vào chiến thắng trong mỗi cuộc đua.
Anh Phạm Phú Phước, con trai đầu của ông Nhứt, cũng là một người mê đua thuyền như cha. Theo cha học nghề từ tuổi đôi mươi, giờ đây anh Phước cùng em trai có thể tự đóng hoàn chỉnh chiếc thuyền đua.
Anh Phạm Phú Phước là truyền nhân đời thứ 5 của gia đình đóng thuyền đua (Ảnh: Ngô Linh).
Ông Phạm Nhứt rất tự hào về những người con của mình, bởi cuộc sống hiện đại có quá nhiều thứ để quan tâm, quá nhiều điều thu hút giới trẻ mà các con vẫn một lòng theo đuổi nghề truyền thống của gia đình. Ông Nhứt bảo đó là cái phúc của gia đình.
Mỗi năm, cơ sở của gia đình ông Nhứt cung ứng cho các đội đua 7-16 chiếc thuyền. Từ năm 2019 đến nay, số lượng đặt hàng luôn tăng. Giá các loại thuyền đua ở mức 45-100 triệu đồng/chiếc tùy kích thước. Thuyền đua của gia đình ông cung ứng khắp Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)…
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T8tR5N
No comments: