Mẹ trẻ khởi nghiệp từ tình yêu dành cho cô con gái bại não
Câu chuyện khởi nghiệp của chị Phạm Thị Thu Thủy (35 tuổi, trú thôn Ngọc An, xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam) rất đặc biệt, bởi chứa đựng trong đó là tình yêu thương của người mẹ, sự tâm huyết đối với mỗi sản phẩm được chế biến từ sản vật quê nhà.
Trước đây khi còn là nhân viên văn phòng, chị Thủy kiếm thêm thu nhập bằng cách bán online các mặt hàng nông sản của vùng đất cát Tam Tiến như khoai lang chà, khoai lang khô…
Mẹ trẻ khởi nghiệp từ tình yêu dành cho cô con gái bại não (Video: Ngô Linh).
Bước ngoặt để chị đến với ý tưởng “đổi đời” cho củ khoai lang bắt đầu từ một câu chuyện buồn. Đầu năm 2020, chị Thủy đón nhận hung tin khi cô con gái thứ 2 chẳng may mắc bệnh bại não.
Những tháng ngày sau đó là hành trình đầy thử thách và nước mắt của hai mẹ con. Vì nằm một chỗ lâu ngày nên con của chị Thủy gặp tình trạng tiêu hóa kém, táo bón kéo dài… Để hỗ trợ cho con, chị lên mạng tìm nhiều tài liệu và phát hiện ra khoai lang là một loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Chị dành thời gian nghiên cứu, chế biến các món ăn đa dạng từ khoai lang cho con gái, may thay tình trạng của bé cải thiện tốt. Có được bí quyết, chị chia sẻ rộng rãi ra thị trường và nhận được nhiều phản hồi, đánh giá cao.
Vừa làm việc, chị Thủy vừa chăm sóc con (Ảnh: Ngô Linh).
“Đơn đặt hàng ngày một tăng, tôi đang cần một công việc để vừa được ở cạnh chăm sóc con, vừa có thêm thu nhập nên quyết tâm khởi nghiệp”, chị Thủy chia sẻ.
Theo chị Thủy, khoai lang trồng trên đất cát xã ven biển Tam Tiến cho hương vị đậm đà. Cuối năm, người dân bắt đầu xuống giống khoai và thu hoạch vào khoảng tháng 5.
Chị Thủy làm nhiều sản phẩm mới lạ từ củ khoai lang như bánh quy khoai lang, bánh thuyền gạo lứt khoai lang, khoai lang sấy mật ong… với thương hiệu “Mẹ của siêu nhân”.
Bà Trần Thị Lê vừa có việc làm, vừa được tạo điều kiện chăm sóc cháu (Ảnh: Ngô Linh).
“Tôi gọi con gái mình là bé siêu nhân bởi ý chí kiên cường và dũng cảm của con khi chiến đấu cùng bệnh tật. Ý tưởng khởi nghiệp của tôi cũng xuất phát từ những sản phẩm chế biến cho con nên muốn lấy đây làm tên thương hiệu”, chị Thủy cho hay.
Các sản phẩm từ khoai lang không chất bảo quản, không hương liệu hóa học, an toàn cho trẻ em. Quy trình sản xuất sản phẩm không quá phức tạp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, những sản phẩm chế biến từ củ khoai lang của chị Thủy đã nằm trong danh mục những sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Doanh thu mỗi tháng của cơ sở đạt 50 triệu đồng (chưa trừ chi phí). Cơ sở sản xuất nhỏ, không đủ hàng cung cấp ra thị trường nên chị Thủy đang mở rộng xưởng sản xuất.
Ngoài ra, chị Thủy còn tạo việc làm cho những thợ bánh đặc biệt, đó là người thân hoặc mẹ của những đứa trẻ bị bại não, khuyết tật.
Bà Trần Thị Lê (thôn Ngọc An, xã Tam Tiến) có cháu nội 5 tuổi bị bại liệt, mẹ bỏ rơi, cha đi làm ăn xa. Nhờ chị Thủy tạo điều kiện, bà có thể vừa trông giữ cháu, vừa có việc làm kiếm thêm thu nhập.
“Cháu nội được đưa vào phòng máy lạnh nằm chung với con cô Thủy, nhờ đó tôi cũng yên tâm làm việc”, bà Lê xúc động nói.
Hiện, ngoài việc nhận các bà mẹ cùng hoàn cảnh ở địa phương đến làm việc, chị Thủy còn hoàn thành hồ sơ thành lập hợp tác xã với mục đích tạo thu nhập, việc làm cho các “mẹ của siêu nhân” khác trên địa bàn Quảng Nam.
“Từ việc thấu hiểu hoàn cảnh một người mẹ không thể tham gia bất cứ công việc gì ngoài xã hội vì vướng bận trẻ bị khuyết tật nặng, tôi đã nhận những người mẹ đó để họ có thể mang cả em bé đến nơi làm việc. Các mẹ cùng chia sẻ công việc và chăm trẻ với nhau”, chị Phạm Thị Thu Thủy bộc bạch.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T8Wp08
Trước đây khi còn là nhân viên văn phòng, chị Thủy kiếm thêm thu nhập bằng cách bán online các mặt hàng nông sản của vùng đất cát Tam Tiến như khoai lang chà, khoai lang khô…
Mẹ trẻ khởi nghiệp từ tình yêu dành cho cô con gái bại não (Video: Ngô Linh).
Bước ngoặt để chị đến với ý tưởng “đổi đời” cho củ khoai lang bắt đầu từ một câu chuyện buồn. Đầu năm 2020, chị Thủy đón nhận hung tin khi cô con gái thứ 2 chẳng may mắc bệnh bại não.
Những tháng ngày sau đó là hành trình đầy thử thách và nước mắt của hai mẹ con. Vì nằm một chỗ lâu ngày nên con của chị Thủy gặp tình trạng tiêu hóa kém, táo bón kéo dài… Để hỗ trợ cho con, chị lên mạng tìm nhiều tài liệu và phát hiện ra khoai lang là một loại thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa rất tốt.
Chị dành thời gian nghiên cứu, chế biến các món ăn đa dạng từ khoai lang cho con gái, may thay tình trạng của bé cải thiện tốt. Có được bí quyết, chị chia sẻ rộng rãi ra thị trường và nhận được nhiều phản hồi, đánh giá cao.
Vừa làm việc, chị Thủy vừa chăm sóc con (Ảnh: Ngô Linh).
“Đơn đặt hàng ngày một tăng, tôi đang cần một công việc để vừa được ở cạnh chăm sóc con, vừa có thêm thu nhập nên quyết tâm khởi nghiệp”, chị Thủy chia sẻ.
Theo chị Thủy, khoai lang trồng trên đất cát xã ven biển Tam Tiến cho hương vị đậm đà. Cuối năm, người dân bắt đầu xuống giống khoai và thu hoạch vào khoảng tháng 5.
Chị Thủy làm nhiều sản phẩm mới lạ từ củ khoai lang như bánh quy khoai lang, bánh thuyền gạo lứt khoai lang, khoai lang sấy mật ong… với thương hiệu “Mẹ của siêu nhân”.
Bà Trần Thị Lê vừa có việc làm, vừa được tạo điều kiện chăm sóc cháu (Ảnh: Ngô Linh).
“Tôi gọi con gái mình là bé siêu nhân bởi ý chí kiên cường và dũng cảm của con khi chiến đấu cùng bệnh tật. Ý tưởng khởi nghiệp của tôi cũng xuất phát từ những sản phẩm chế biến cho con nên muốn lấy đây làm tên thương hiệu”, chị Thủy cho hay.
Các sản phẩm từ khoai lang không chất bảo quản, không hương liệu hóa học, an toàn cho trẻ em. Quy trình sản xuất sản phẩm không quá phức tạp, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hiện nay, những sản phẩm chế biến từ củ khoai lang của chị Thủy đã nằm trong danh mục những sản phẩm OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm).
Doanh thu mỗi tháng của cơ sở đạt 50 triệu đồng (chưa trừ chi phí). Cơ sở sản xuất nhỏ, không đủ hàng cung cấp ra thị trường nên chị Thủy đang mở rộng xưởng sản xuất.
Ngoài ra, chị Thủy còn tạo việc làm cho những thợ bánh đặc biệt, đó là người thân hoặc mẹ của những đứa trẻ bị bại não, khuyết tật.
Bà Trần Thị Lê (thôn Ngọc An, xã Tam Tiến) có cháu nội 5 tuổi bị bại liệt, mẹ bỏ rơi, cha đi làm ăn xa. Nhờ chị Thủy tạo điều kiện, bà có thể vừa trông giữ cháu, vừa có việc làm kiếm thêm thu nhập.
“Cháu nội được đưa vào phòng máy lạnh nằm chung với con cô Thủy, nhờ đó tôi cũng yên tâm làm việc”, bà Lê xúc động nói.
Hiện, ngoài việc nhận các bà mẹ cùng hoàn cảnh ở địa phương đến làm việc, chị Thủy còn hoàn thành hồ sơ thành lập hợp tác xã với mục đích tạo thu nhập, việc làm cho các “mẹ của siêu nhân” khác trên địa bàn Quảng Nam.
“Từ việc thấu hiểu hoàn cảnh một người mẹ không thể tham gia bất cứ công việc gì ngoài xã hội vì vướng bận trẻ bị khuyết tật nặng, tôi đã nhận những người mẹ đó để họ có thể mang cả em bé đến nơi làm việc. Các mẹ cùng chia sẻ công việc và chăm trẻ với nhau”, chị Phạm Thị Thu Thủy bộc bạch.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T8Wp08
No comments: