Làm “người nhện” ở xưởng tàu Hàn Quốc, lao động Việt kiếm 70 triệu đồng/tháng
Việc vất vả đổi thu nhập “đỉnh”
Hoàng Đình Toan (25 tuổi, quê Yên Bái) sang Hàn Quốc hồi tháng 4/2023, theo diện visa E9 (thị thực dành cho lao động kỹ thuật). Anh làm việc trong một xưởng đóng tàu thuộc tập đoàn Hyundai ở Ulsan – thành phố công nghiệp hàng đầu xứ sở kim chi.
Công việc hằng ngày của Toan là mài tàu, mài những đường hàn hoặc những vị trí sơn bị cháy trong khoang tàu. Chàng trai quê Yên Bái chấp nhận làm công việc vất vả, độc hại này, để có thu nhập ổn định và được công ty bao ăn, ở.
Công nhân kỹ thuật Việt Nam trong ca làm việc tại nhà máy đóng tàu hàng đầu Hàn Quốc (Clip: NVCC).
Một ngày vất vả của chàng trai 25 tuổi bắt đầu từ sáng, kéo dài đến chiều tối. Sáng sớm, Toan dậy lúc 6h, vệ sinh cá nhân, ăn sáng để kịp có mặt ở xưởng lúc 8h.
“Ca làm việc của tôi kéo dài 9 tiếng/ngày, từ 8h đến 18h tối, trong đó trưa được nghỉ 1 tiếng. Cả ngày tôi chỉ mài, tắm trong bụi sắt mù mịt. Dù mặc đồ bảo hộ, đeo ống thở nhưng thi thoảng vẫn hít phải bụi sắt.
Thời gian đầu mới cầm máy mài, tôi hay bị cứa vào tay. Công việc cũng phải tiếp xúc với hóa chất độc hại trong quá trình lau chùi và cọ thân tàu. Công việc này còn hay phải leo trèo mà mò mẫm vì bụi đến không thấy đường”, Toan kể và cho biết, mài là công việc vất vả, áp lực nhất trong ngành đóng tàu.
Nam công nhân chia sẻ những nhọc nhằn đã trải qua. Nửa năm đầu sang Hàn, cầm máy mài cả ngày, đến tối về tay Toan run bần bật, không cầm nổi chiếc bát để ăn cơm.
“Trước lúc sang Hàn tôi có tìm hiểu về công việc này, tuy nhiên khi làm thực tế cũng thấy lo cho sức khỏe. Có lúc tôi nghĩ, kiếm tiền không biết có đủ để sau này chữa bệnh hay không”, Toan băn khoăn.
Lao động chính ngạch không phải kiếm tiền bất chấp
Do công việc có tính chất nguy hiểm, độc hại nên định kỳ 6 tháng/lần, Toan được công ty cho nghỉ phép 1 ngày để khám sức khỏe. Với công việc mài tàu, nửa năm đầu, Toan ăn lương theo quy định của Bộ Lao động Hàn Quốc. Bước sang năm 2024, anh được trả lương theo ngày, 140.000 won/ngày (khoảng 2,5 triệu đồng).
Toan đang làm công nhân đóng tàu tại Hàn Quốc (Ảnh: NVCC).
“Làm ngày nào, công ty tính lương ngày đó. Tổng cộng, thu nhập của tôi mỗi tháng từ 3,5-4 triệu won (65-70 triệu đồng). Ngoài ra, mỗi năm chúng tôi được thưởng 4 lần, chi phí ăn, ở công ty lo hết. Người lao động sang đây chỉ việc ăn, ngủ rồi dậy đi làm”, Toan chia sẻ.
Thu nhập ổn định, được bao ăn, ở nên tiền Toan gửi về gia đình đều như vắt chanh, mỗi tháng 40-50 triệu đồng.
Trước khi qua Hàn, Toan làm công nhân gần nhà. Tuy nhiên đồng lương không đủ sống nên chàng trai trẻ tìm hướng đi khác cho bản thân, đó là xuất ngoại.
“Đầu tiên là vì tiền. Làm công nhân ở nhà, tôi không thể làm được gì cho gia đình, tương lai cũng thấy mờ mịt. 24 tuổi, tôi quyết định học tiếng để sang Hàn Quốc lao động, mong đổi đời.
Nhà không có điều kiện nên tôi tìm con đường đi rẻ nhất, là qua chương trình hợp tác lao động của Bộ LĐ-TB&XH, chi phí thấp mà lại an toàn. Đi theo đường “chính ngạch”, tôi nghĩ ở nơi xứ người sẽ không bị áp lực cày trả nợ, không phải bất chấp để kiếm tiền”, Toan tính toán.
Ban đầu, chàng trai quê Yên Bái thi đỗ đơn hàng ngành sản xuất chế tạo, song bất ngờ anh được chủ xưởng đóng tàu lựa chọn. Đến nay, Toan đã làm việc tại công ty được hơn 1 năm.
Toan cho biết, lao động Việt sang Hàn theo diện visa E9 có quyền chuyển công việc nếu cảm thấy không phù hợp. Đó là một lợi thế, thuận lợi hơn là visa E7 dành cho lao động phổ thông.
“Cố gắng vài năm còn hơn tù mù cả đời”, Hoan chia sẻ, mọi việc đến trên đất Hàn hiện vẫn ổn thỏa, thuận lợi, trừ chuyện 9-10 tiếng mỗi ngày… chỉ có bụi và bụi.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T8LSw0
Hoàng Đình Toan (25 tuổi, quê Yên Bái) sang Hàn Quốc hồi tháng 4/2023, theo diện visa E9 (thị thực dành cho lao động kỹ thuật). Anh làm việc trong một xưởng đóng tàu thuộc tập đoàn Hyundai ở Ulsan – thành phố công nghiệp hàng đầu xứ sở kim chi.
Công việc hằng ngày của Toan là mài tàu, mài những đường hàn hoặc những vị trí sơn bị cháy trong khoang tàu. Chàng trai quê Yên Bái chấp nhận làm công việc vất vả, độc hại này, để có thu nhập ổn định và được công ty bao ăn, ở.
Công nhân kỹ thuật Việt Nam trong ca làm việc tại nhà máy đóng tàu hàng đầu Hàn Quốc (Clip: NVCC).
Một ngày vất vả của chàng trai 25 tuổi bắt đầu từ sáng, kéo dài đến chiều tối. Sáng sớm, Toan dậy lúc 6h, vệ sinh cá nhân, ăn sáng để kịp có mặt ở xưởng lúc 8h.
“Ca làm việc của tôi kéo dài 9 tiếng/ngày, từ 8h đến 18h tối, trong đó trưa được nghỉ 1 tiếng. Cả ngày tôi chỉ mài, tắm trong bụi sắt mù mịt. Dù mặc đồ bảo hộ, đeo ống thở nhưng thi thoảng vẫn hít phải bụi sắt.
Thời gian đầu mới cầm máy mài, tôi hay bị cứa vào tay. Công việc cũng phải tiếp xúc với hóa chất độc hại trong quá trình lau chùi và cọ thân tàu. Công việc này còn hay phải leo trèo mà mò mẫm vì bụi đến không thấy đường”, Toan kể và cho biết, mài là công việc vất vả, áp lực nhất trong ngành đóng tàu.
Nam công nhân chia sẻ những nhọc nhằn đã trải qua. Nửa năm đầu sang Hàn, cầm máy mài cả ngày, đến tối về tay Toan run bần bật, không cầm nổi chiếc bát để ăn cơm.
“Trước lúc sang Hàn tôi có tìm hiểu về công việc này, tuy nhiên khi làm thực tế cũng thấy lo cho sức khỏe. Có lúc tôi nghĩ, kiếm tiền không biết có đủ để sau này chữa bệnh hay không”, Toan băn khoăn.
Lao động chính ngạch không phải kiếm tiền bất chấp
Do công việc có tính chất nguy hiểm, độc hại nên định kỳ 6 tháng/lần, Toan được công ty cho nghỉ phép 1 ngày để khám sức khỏe. Với công việc mài tàu, nửa năm đầu, Toan ăn lương theo quy định của Bộ Lao động Hàn Quốc. Bước sang năm 2024, anh được trả lương theo ngày, 140.000 won/ngày (khoảng 2,5 triệu đồng).
Toan đang làm công nhân đóng tàu tại Hàn Quốc (Ảnh: NVCC).
“Làm ngày nào, công ty tính lương ngày đó. Tổng cộng, thu nhập của tôi mỗi tháng từ 3,5-4 triệu won (65-70 triệu đồng). Ngoài ra, mỗi năm chúng tôi được thưởng 4 lần, chi phí ăn, ở công ty lo hết. Người lao động sang đây chỉ việc ăn, ngủ rồi dậy đi làm”, Toan chia sẻ.
Thu nhập ổn định, được bao ăn, ở nên tiền Toan gửi về gia đình đều như vắt chanh, mỗi tháng 40-50 triệu đồng.
Trước khi qua Hàn, Toan làm công nhân gần nhà. Tuy nhiên đồng lương không đủ sống nên chàng trai trẻ tìm hướng đi khác cho bản thân, đó là xuất ngoại.
“Đầu tiên là vì tiền. Làm công nhân ở nhà, tôi không thể làm được gì cho gia đình, tương lai cũng thấy mờ mịt. 24 tuổi, tôi quyết định học tiếng để sang Hàn Quốc lao động, mong đổi đời.
Nhà không có điều kiện nên tôi tìm con đường đi rẻ nhất, là qua chương trình hợp tác lao động của Bộ LĐ-TB&XH, chi phí thấp mà lại an toàn. Đi theo đường “chính ngạch”, tôi nghĩ ở nơi xứ người sẽ không bị áp lực cày trả nợ, không phải bất chấp để kiếm tiền”, Toan tính toán.
Ban đầu, chàng trai quê Yên Bái thi đỗ đơn hàng ngành sản xuất chế tạo, song bất ngờ anh được chủ xưởng đóng tàu lựa chọn. Đến nay, Toan đã làm việc tại công ty được hơn 1 năm.
Toan cho biết, lao động Việt sang Hàn theo diện visa E9 có quyền chuyển công việc nếu cảm thấy không phù hợp. Đó là một lợi thế, thuận lợi hơn là visa E7 dành cho lao động phổ thông.
“Cố gắng vài năm còn hơn tù mù cả đời”, Hoan chia sẻ, mọi việc đến trên đất Hàn hiện vẫn ổn thỏa, thuận lợi, trừ chuyện 9-10 tiếng mỗi ngày… chỉ có bụi và bụi.
Tin tức An sinh xã hội, thông tin đào tạo việc làm
http://dlvr.it/T8LSw0
No comments: